Categories
Blog
Marketing strategy là gì và tổng hợp chiến lược marketing nổi tiếng 

1. Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là một bản kế hoạch tổng thể quá trình tiếp thị giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu thu hút và tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành những khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

chien luoc marketing la gi

1.1 Tại sao chiến lược marketing lại quan trọng?

Philip Kotler nhận định: “chiến lược marketing là một hệ thống quan điểm logic là căn cứ để chỉ đạo tổ chức hoặc đơn vị nhằm tính toán giải quyết những nhiệm vụ marketing có liên quan đến thị trường mục tiêu cũng như chi phí marketing.
Có thể hiểu đơn giản, chiến lược marketing là một kế hoạch PR tổng thể. Lập ra các chiến lược marketing sẽ giúp cho người lãnh đạo nắm bắt được mục tiêu, tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường, tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh. 
Các công cụ marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm thông qua nâng cao khả năng cạnh tranh và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

vai tro cua chien luoc marketing

1.2 Các yếu tố chính của chiến lược marketing

Bao gồm 4 phần chính: 
  • Tuyên bố giá trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại với mục đích, mang lại giá trị có ích gì cho cộng đồng.
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người tiêu dùng.
  • Cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng tiềm năng.
  • Các công cụ, phương pháp thực hiện chiến lược marketing.

1.3 Các loại chiến lượng Marketing

Chiến lược Marketing mix

Hiện nay có nhiều chiến lược marketing mix nhưng về cơ bản chiến lược marketing 4P được sử dụng và biết đến nhiều nhất:
  • Price: chiến lược giá
  • Product: chiến lược sản phẩm
  • Promotion: chiến lược quảng bá, truyền thông
  • Place: chiến lược phân phối.
marketing

Chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu doanh nghiệp nhắm tới

  • Chiến lược marketing không phân biệt: doanh nghiệp coi NTD trên thị trường là thị trường mục tiêu và không có sự phân đoạn thị trường.
  • Chiến lược marketing phân biệt: doanh nghiệp sẽ lựa chọn một vài phân đoạn là thị trường mục tiêu.
  • Chiến lược marketing tập trung: doanh nghiệp lựa chọn 1 phân đoạn tốt nhất để theo đuổi. 

2. Quy trình xây dựng, hoạch định chiến lược Marketing

2.1. Xác định mục tiêu

Để xây dựng chiến lược marketing, cần xác định đối tượng mục tiêu của kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Đây được coi là một tiêu chuẩn hoạt động hoặc là các công việc cần phải làm được trong một khoảng thời gian xác định. 
Một số các mục tiêu marketing phổ biến là: 
  • Lợi nhuận thể hiện % doanh số hoặc một số lượng mà doanh nghiệp đạt được sau khoảng thời gian thực hiện. Mục tiêu về thương hiệu như độ nhận biết, cảm nhận thương hiệu, giá trị, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng,….Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường như % thị phần đạt được, mức độ thâm nhập thị trường,….
  • Dải sản phẩm của doanh nghiệp.
xac dinh muc tieu

2.2. Nghiên cứu thị trường

  • Phân tích, nghiên cứu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
  • Phân tích, nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu đối thủ cạnh tranh
  • Xác định xu hướng thị trường, dự đoán quy mô và triển vọng của thị trường.
  • Tận dụng triệt để các công cụ như Ansoff, Pestle, SWOT, Porter 5 Forces,… để nghiên cứu, phân tích và đánh giá môi trường.

2.3. Xác định rõ phân khúc thị trường

Việc xác định phân khúc thị trường đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang thu hẹp dần các đối tượng mục tiêu của mình. Việc xác định phân khúc thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra thông điệp phù hợp với thị trường. 
Có thể chia phân khúc thị trường theo hành vi hoặc nhu cầu của khách hàng. 

xac dinh phan khuc thi truong

2.4. Nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu

Doanh nghiệp có thể sử dụng ma trận Directional Policy Matrix để đánh giá cá thị trường và lựa chọn thị trường. 

2.5. Tạo dựng các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp

  • Chiến lược marketing giá
  • Chiến lược marketing cho sản phẩm mới
  • Chiến lược marketing quảng bá, marketing truyền thông
  • Chiến lược về con người
  • Chiến lược về sản xuất và cung cấp hàng hoá
  • Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật
  • Chiến lược định hướng phát triển giá trị doanh nghiệp
  • Chiến lược định vị thương hiệu
  • Chiến lược phát triển chuỗi sản phẩm, dịch vụ
  • Chiến lược nâng cấp sản phẩm
cac chien luoc marketing

2.6. Lên kế hoạch triển khai và thực hiện chiến lược marketing

  • Xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả và đào tạo nguồn lực cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng các kế hoạch như: dự trù bán hàng, quản trị khách hàng, kế hoạch vốn và đầu tư, kế hoạch tổ chức kênh, đầu tư vốn,…..

2.7. Theo dõi, đánh giá và cải tiến

Doanh nghiệp cần có các quy chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận những phản hồi và rút ra kinh nghiệm để cải tiến, điều chỉnh thông qua các tiêu chí đã được đề ra như: 
  • Chỉ tiêu phấn đầu của doanh nghiệp
  • Mục tiêu hoàn thành trong từng thời điểm cụ thể
  • Khảo sát phân tích phản hồi của khách hàng về mức độ hài lòng của khách hàng.
theo doi danh gia

3. Các chiến lược marketing hiệu quả, nổi tiếng của các hãng

3.1. Coca Cola – thương hiệu thống nhất

Coca- Cola là một thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới với các chiến lược marketing nổi tiếng. Logo là thành tố thương hiệu được công nhận ở khắp nơi và mọi người rất dễ nhận diện vì nó mang lại cảm giác mới mẻ, tuyệt vời.

Để có được thành công như vậy, bí quyết của Coca – Cola đơn giản là giữ bản sắc thương hiệu trong hơn 130 năm. Mặc dù thành lập từ lâu nhưng logo của Coca – Cola vẫn tương đối giống nhau hay slogan hoặc các chiến dịch quảng bá sử dụng cùng 1 thông điệp. 

Hiện nay, Coca Cola sở hữu tỷ lệ rất lớn trong ngành công nghiệp nước giải khát và có nhiều sản phẩm dưới nhãn hiệu khác nhau. Điều này có thể thấy được rằng chiến lược thương hiệu của Coca Cola hiệu quả nhờ vào tính dễ nhận biết, nhất quán với nhau để giúp cho doanh nghiệp đi được đường dài.

chien luoc marketing coca cola

3.2. Chiến thuật marketing của Apple – tạo ra tin đồn

Có lẽ Apple là số ít doanh nghiệp phải bỏ ra ít tiền quảng cáo sản phẩm mới nhờ các chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Apple tạo ra tin đồn hay còn gọi là marketing truyền miệng khơi gợi sự tò mò, sốt sắng trong lòng người tiêu dùng mỗi khi Apple ra mắt sản phẩm mới.
Theo báo cáo từ Bloomberg, kể từ khi Iphone đầu tiên ra đời, báo chí đã rất ưa thích các sản phẩm của Apple. Không cần phải quảng cáo hay truyền thông rầm rộ, các sản phẩm của Apple vẫn giữ nhiệt trên khắp các mặt báo. Mặc dù Apple không hề tiết lộ về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho những buổi ra mắt sản phẩm mới, hay những chiếc Iphone được lên kệ chính thức đều là những siêu sự kiện của năm dành cho những ai yêu công nghệ. 
Thực tế, Apple đã sử dụng chiến lược tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt (scarcity marketing)” và tâm lý “ăn theo” cho khách hàng. Ngoài ra, Apple còn sử dụng phim ảnh và các chương trình truyền hình phim điện ảnh để tăng nhận diện thương hiệu trước người dùng. 

chien luoc marketing apple

3.3. Chiến lược social media của Starbucks 

Social media trở thành “chiến trường marketing” mà bất cứ nhà quản lý nào cũng không thể bỏ qua. Là nơi giúp cho doanh nghiệp xây dựng bản sắc thương hiệu, thẩm quyền, và sự tin tưởng. Là nơi tương tác trực tiếp của thương hiệu và khách hàng đồng thời tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa hai bên theo thời gian. 
Starbucks chính là ví dụ điển hình cho việc tận dụng tốt social media trong chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Họ khai thác những gì người hâm mộ muốn thông qua các tài khoản Facebook, Twitter, Instagram. 
Những lý do khiến cho Starbucks thành công bởi: 
  • Thống nhất cùng chủ đề trên nhiều phương tiện truyền thông
  • Tạo ra những chiến dịch, chiến thuật marketing có sự lan toả cao trên social media
  • Tiếp xúc, tương tác và giao tiếp với khách hàng
  • Quảng cáo các sản phẩm, tổ chức các sự kiện có các nghệ sĩ tham gia
  • Sử dụng hình ảnh, video hay gif rất khéo léo, tinh tế.
chien luoc marketing starbucks

3.4. Colgate – tạo niềm tin

Sự khác biệt của Colgate là cách tiếp cận khách hàng trong nhiều năm vừa qua, đáng chú ý là giáo dục người tiêu dùng thay thế. Colgate giờ đây trở thành thương hiệu kem đánh răng hàng đầu thế giới và đáng tin cậy nhất. 
Colgate đã thực hiện các chương trình cung cấp thông tin giá trị miễn phí về chăm sóc sức khỏe răng miệng. Phương pháp marketing này không chỉ giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng mà còn gây ấn tượng tốt với họ nhằm gia tăng khả năng mua hàng trong tương lai.

chien luoc marketing colgate

3.5. Channel – chiến lược 3 không

3 không: không bao giờ giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội, và không quan tâm đến đối thủ của mình chính là chiến lược marketing nổi tiếng độc đáo của Chanel. Chanel là thương hiệu thời trang nổi tiếng cao cấp uy tín trên thế giới, 
Chiến lược sản phẩm của Chanel là sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Dòng sản phẩm của Chanel được thiết kế theo phong cách riêng, luôn thanh lịch, nhã nhặn và không chạy theo bất cứ xu hướng nào. 
Thay vì lấy lòng người hâm mộ bằng cách chương trình giảm giá, Chanel đã phát triển thêm các dòng sản phẩm bình dân mới để mở rộng thêm khách hàng của mình. 
Ngoài ra, mạng xã hội là nơi để Chanel khẳng định đẳng cấp của chính mình, Chanel không bán hàng tại đây cũng không thường xuyên trả lời các phần bình luận của người dùng. Họ chỉ chăm sóc khách hàng khi đến serum chọn đồ. Có lẽ sự đặc biệt đi ngược xu hướng này của Chanel đã khiến cho thương hiệu này vẫn mãi là biểu tượng lớn trong lòng người hâm mộ thời trang.

chien luoc marketing chanel

3.6. Biti’s Hunter – AIDA

Cú lội ngược dòng năm 2017 của Bitis chắc hẳn khiến nhiều người ấn tượng khiến cho Biti’s đã thực sự bùng nổ, tạo bước vang lớn trong giới thời trang và lấy lại địa vị của mình. Để có thành tựu này, Biti’s đã sử dụng thành công mô hình AIDA trong chiến lược marketing cho sản phẩm mới của mình là dòng Bitis Hunter.

Awareness

Bitis Hunter thông qua việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm thông qua các Viral video và influencer Marketing. Những MV của các ca sĩ nổi tiếng đã thực sự gây sốt trong cộng đồng giới trẻ trong suốt thời gian dài.

Interest

Sử dụng KOLs để truyền thông cho chiến dịch tiếp theo của Bitis, nhằm kích thích sự yêu thích, yêu mến của khách hàng đối với sản phẩm.

Desire

Hàng loạt các bài PR đã được Biti’s tung ra nhằm kích thích nhu cầu và mong muốn sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Đặc biệt, Bitis còn sử dụng lòng tự tôn dân tộc để kích thích người tiêu dùng.

Action

Để tiếp thêm các động lực thông qua các mã giảm giá và kết hợp với các sàn TMĐT để tung ra các voucher tại khung giờ nhất định. 

chien luoc marketing bitis

Nắm rõ quy trình xây dựng chiến lược Marketing và các chiến lược marketing cơ bản của các hãng nổi tiếng sẽ giúp cho doanh nghiệp đến gần hơn với mục tiêu kinh doanh của mình.  Hy vọng rằng, bạn đã tìm cho mình chiến lược marketing phù hợp với tình hình thực tế và định hướng của doanh nghiệp. Con đường lập nghiệp kinh doanh chưa bao giờ là điều dễ dàng, hãy để G-OFFICE đồng hành và tư vấn chiến lược marketing giúp bạn thông giải pháp công nghệ phần mềm điện tử nâng cao hiệu suất 5 lần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Calendar

September 2024
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  

Categories

Recent Comments