Categories
Blog

Vận tải đa phương thức – mô hình vận tải đa năng của doanh nghiệp

Trong thị trường vận tải, doanh nghiệp được tiếp cận với rất nhiều các phương thức vận tải khác nhau. Mỗi phương thức lại có cho riêng mình những ưu điểm và cả hạn chế khi áp dụng. Nhưng chính điều đó lại làm nên điểm độc đáo của mô hình vận tải đa phương thức khi nó dung hợp tất cả những ưu điểm của các phương thức khác đồng thời làm hài hòa, cân bằng những hạn chế của chúng.

1

Vận tải đa phương thức là gì?

Vận tải đa phương thức có thể được hiểu như là quá trình vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau. Hay nói cách khác, hàng hóa sẽ được vận chuyển từ một địa điểm ở một nước đến địa điểm đã được chỉ định ở một nước khác. Điều này được thực hiện với vai trò giao và nhận hàng hóa thông qua các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và cả đường hàng không. Quá trình vận chuyển đa phương thức hoàn toàn dựa trên hợp đồng vận tải giữa các bên, toàn chặng vận chuyển và chỉ do một người chịu trách nhiệm. Các công ty vận tải đa phương thức ở Việt Nam có thể kể đến như: Công Ty TNHH Vận Tải Đa Phương Thức Thi Phát, Công Ty TNHH Vận Tải Đa Phương Thức Hưng Phát, Công Ty TNHH Vận Tải Đa Phương Thức Ngân Phú…

Vai trò của vận tải đa phương thức

2


Hiện nay việc sử dụng vận tải đa phương thức đang trở thành xu thế trong ngành Logistics. Hình thức này nắm vai trò là một cầu nối giữa các hoạt động thương mại hỗ trợ phát triển một cách nhanh chóng. Do đó, mà phương thức này nắm giữ các vai trò vô cùng quan trọng:

  • Tăng trưởng khả năng cạnh tranh trên thị trường về cả giá và chất. Giúp giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí sản xuất.
  • Việc mở rộng mạng lưới và đạt được các hiệu quả kinh tế nhờ phương thức vận tải này có thể dùng để phát triển tới khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn.
  • Vận tải đa phương thức còn giảm thiểu những chứng từ không cần thiết tại ra sự hợp tác giữa chính phủ với doanh nghiệp. Từ đó, các thủ tục trong hoạt động vận tải đều trở nên đơn giản và các doanh nghiệp cũng ít gặp những rào cản trong hoạt động kinh doanh.
  • Thông qua các mạng lưới vận tải, các doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận với các thị trường lớn, thị trường nước ngoài. Điều này sẽ hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế trong nước vươn xa hơn và khuyến khích tăng trưởng kinh tế quốc tế.


Đặc điểm của vận tải đa phương thức

Với những vai trò cùng những đặc điểm trên, chúng ta có thể nhận ra một số những đặc điểm của mô hình vận tải đa phương thức:

Quá trình vận tải phải có từ 2 phương thức vận tải trở lên.

Người kinh doanh vận tải đa phương thức có tư cách như người chủ ủy thác, không phải như đại lý của người gửi hàng hay của người chuyên chở tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức.

Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển (từ khi nhận hàng để chuyên chở đến khi hàng đã đến nơi người nhận). Đối tượng đó sẽ chịu trách nhiệm theo một chế độ trách nhiệm nhất định, có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc từng chặng tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.

Đối với vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau.

Việt Nam đang ở đâu trong việc phát triển mô hình vận tải đa phương thức

3

Hiện nay, Việt Nam đang khai thác những mô hình phối hợp các phương thức vận chuyển. Đây chính là những mô hình vận tải đa phương thức được nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện.

Mô hình vận tải đường bộ kết hợp đường sắt (Road – Rail): Có thể nói với mô hình vận tải này doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa khả năng cơ động của vận tải đường bộ (nhiều tuyến đường, nhiều phương tiện,…) cùng với tốc độ, sự an toàn và tải trọng lớn của vận tải đường sắt.

Mô hình vận tải đường biển kết hợp đường hàng không (Sea – Air): Với việc phát triển mô hình này, thì đó lại là kết kinh của tốc độ và tính kinh tế. Đây chính là mô hình phù hợp nhất với những hàng hóa có giá trị cao cùng với các lô hàng có tính thời vụ.

Mô hình vận tải đường bộ kết hợp đường hàng không (Road – Air): kết hợp tính cơ động và tốc độ. Phương tiện vận tải đường bộ được dùng để tập trung hàng từ nơi gửi về các cảng hàng không, hoặc từ các cảng hàng không vận chuyển đến nơi giao hàng.

Thông thường, hoạt động của vận tải đường bộ thường diễn ra ở công đoạn đầu và cuối của mô hình này. Việc kết hợp này mang tính linh hoạt cao, đáp ứng hiệu quả việc thu gom hàng về đầu mối là sân bay nhằm phục vụ các tuyến bay đường dài.

Mô hình vận tải đường sắt kết hợp đường bộ (Rail – Road): kết hợp giữa tính an toàn, tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải đường bộ. Đây là mô hình được khai thác nhiều ở Châu Mỹ và Châu u.

Mô hình vận tải hỗn hợp (Rail – Road – Inland waterway – Sea): Đây là mô hình khá phức tạp khi có tới 3 phương thức vận tải được sử dụng để đưa hàng hóa ra cảng biển để từ đó sử dụng vận tải đường biển để chuyên chở hàng hóa tới các lãnh thổ khác. Do đó mà mô hình này thường được sử dụng trong việc xuất nhập khẩu.

Mô hình cầu lục địa (Land bridge): hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó, sau đó hàng được vận chuyển trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Đối với mô hình vận tải này, phân đoạn vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu liên kết hai đại dương lại với nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Calendar

October 2024
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  

Categories

Recent Comments