Chắc hẳn trong chúng ta sẽ có những người vẫn thường đặt ra mục tiêu riêng cho mình nhưng lại không biết vai trò của mục tiêu là gì và mục tiêu quan trọng như thế nào. Hôm nay, G-OFFICE sẽ làm rõ nội dung này trong bài viết dưới đây, đồng thời chúng tôi mong muốn định hướng cho các bạn cách xây dựng và hoàn thành mục tiêu của mình một cách xuất sắc nhất.
1. Mục tiêu là gì?
Hiểu một cách đơn giản, mục tiêu là những dự định trong tương lai mà bạn mong muốn đạt được, những kế hoạch bạn sẽ thực hiện và cam kết hoàn thành trong một khoảng thời gian cụ thể.
Mục tiêu có thể được áp dụng trong mọi phạm vi, từ công việc, sự nghiệp, học tập cho đến tình yêu,…đều sở hữu những mục tiêu riêng để mỗi con người hướng tới phấn đấu tích cực.
2. Vai trò của mục tiêu
Vai trò của mục tiêu hay nói cách khác chính là tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu cho chính bản thân mình. Một số người cảm thấy việc đặt mục tiêu khiến họ trở nên gò bó và áp lực với những gì bản thân mình đặt ra.
Tuy nhiên, với những kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời của mình, các chuyên gia tâm lý, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và cả những người thành công đều khuyên bạn nên tự đặt mục tiêu cho bản thân. Bởi những vai trò của mục tiêu sau đây:
- Xác định được kỳ vọng và định hướng của bản thân trong tương lai
- Vạch rõ lộ trình hoàn thành công mục tiêu từ đó rút ngắn thời gian phấn đấu để không bị lãng phí thanh xuân
- Không bị xao nhãng bởi những điều luôn xảy ra mỗi ngày xung quanh cuộc sống của chúng ta
- Giữ vững niềm tin và nhiệt huyết nỗ lực, cố gắng trong mọi khía cạnh của cuộc sống
Mục tiêu không chỉ ảnh hưởng đến hành vi và năng suất làm việc của bạn mà còn kích thích não bộ, trạng thái tâm lý, huy động năng lượng trong cơ thể để thôi thúc sự nỗ lực của bạn.
Khi bạn đặt một mục tiêu cá nhân trong công việc và đạt được nó, bạn sẽ có thêm động lực và sức mạnh để tiến đến với những mục tiêu công việc cao hơn, xa hơn. Nếu không thể hoàn thành mục tiêu như mong đợi, bạn sẽ xuất hiện tâm lý tiêu cực và biến mình trở nên rụt rè cũng như mất dần niềm tin vào bản thân.
Có thể thấy, mục tiêu có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tinh thần và thúc đẩy thúc đẩy hiệu suất công việc từng ngày. Đồng thời, việc đặt ra mục tiêu bản thân sẽ thôi thúc sự nỗ lực và phấn đấu của mỗi con người trong mọi mặt của cuộc sống.
3. Làm thế nào để xây dựng mục tiêu hiệu quả?
Mục tiêu được thiết lập để khích lệ và phát huy sự nỗ lực của bản thân vì tương lai của mình. Chính vì vậy, bạn không nên đặt mục tiêu quá thấp bởi như thế sẽ không thôi thúc bản thân cố gắng, phấn đấu. Tuy nhiên, đừng đặt mục tiêu quá cao để rồi khiến bản thân rơi vào trạng thái thất vọng khi không đạt được mục tiêu.
3.1. Khách quan đánh giá khả năng hoàn thành mục tiêu của bản thân
Có những người do may mắn mà họ đã có được thành công ở độ tuổi còn khá trẻ, thế nhưng đâu phải tất cả mọi người đều gặp thời như vậy. Chúng ta hãy nhìn nhận bản thân giống như một người bình thường, có hoài bão, có ước mơ, có nhiệt huyết để định hướng và thiết lập mục tiêu phù hợp trong khoảng thời gian nhất định.
Quan trọng nhất là mục tiêu đặt ra phải cụ thể, gắn liền với sự phát triển của bản thân trong học tập, công việc và trong rèn luyện thể chất.
3.2. Viết ra giấy cách lên kế hoạch cho bản thân
Viết mục tiêu của bạn ra giấy cùng với tất cả các bước, các giai đoạn nhỏ mà bạn sẽ hoàn thành trên con đường chinh phục mục tiêu đó.
Ghi đầy đủ chi tiết những nội dung sau:
- Công việc phải làm
- Thời gian phải hoàn thành
- Kinh phí đầu tư
- Những sự hỗ trợ, giúp đỡ mà bạn có thể tìm kiếm và nhờ cậy
Sau đó, bạn hãy sắp xếp lại thành một quy trình cụ thể, rõ ràng và toàn ý tin tưởng rằng mình sẽ hoàn thành mọi kế hoạch đã đề ra. Nếu thiếu đi niềm tin vào bản thân, bạn sẽ quên đi những nỗ lực mà chính bản thân mình sẽ phải kiên trì thực hiện tại một bước nào đó trên hành trình đạt được mục tiêu của mình.
3.3. Thang đo cho các công đoạn triển khai và thực hiện mục tiêu
Những mục tiêu chung chung như “hoàn thành trong ngày”, “nỗ lực cố gắng hết mình” hay “sớm hơn hôm trước”,…sẽ không tạo nên động lực phấn đấu cho bản thân. Để nâng cao hiệu quả và vai trò của mục tiêu, thang đo sẽ tạo ra những con số cụ thể giúp bạn đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc của mình đã tốt hay chưa, có những điều gì cần cải thiện không,…
Đôi lúc, đấy cũng chính là những lời chấn chỉnh, nhắc nhở bạn thoát khỏi sự xao nhãng trong quá trình hoàn thành mục tiêu.
3.4. Hành trình và cuộc sống thường nhật sẽ luôn đan xen nhau
Mỗi ngày, trên hành trình tiến tới mục tiêu của mình, bạn vẫn sẽ gặp phải vô vàn những vấn đề và khó khăn cần giải quyết xung quanh mình như đi làm, đi học, chăm sóc gia đình,…Chính vì vậy, bạn cần xây dựng cho mình một lịch trình thực hiện mục tiêu, sắp xếp linh hoạt về không gian, thời gian để có thể thêm vào những khoảng công việc thường nhật của mình.
Bên cạnh đó, bạn có thể tạm gác lại những cuộc hẹn không quan trọng, không cần thiết, những game giải trí lãng phí hàng giờ đồng hồ hay những giấc ngủ dài để dành thời gian cho những việc quan trọng thường nhật, nhờ đó mà hành trình mục tiêu của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.
3.5. Nhờ sự hỗ trợ từ người khác
Việc dự tính sự hỗ trợ từ người khác đã nằm trong bản kế hoạch, tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những tình huống phát sinh bất ngờ, không lường trước được từ những công việc thường nhật. Những lúc như thế, bạn vẫn có thể nhờ tới sự hỗ trợ và giúp đỡ của bạn bè, người thân, chẳng hạn như:
- Vào dịp sinh nhật đồng nghiệp, bạn có thể nhờ bạn bè mua giúp quà tặng
- Nhờ chồng chơi với con hoặc phụ giúp dọn dẹp nhà cửa
- Thay vì đến tận nơi mua sắm thì bạn có thể đặt hàng qua mạng,…
Thậm chí, khi có khúc mắc trong kế hoạch thực hiện mục tiêu, bạn có thể nhờ tới sự tư vấn và giải đáp vướng mắc từ những người xung quanh. Tự mình nỗ lực là tốt thế nhưng một mình tự tìm hiểu có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian, trong khi đó, nếu có sự cố vấn và hỗ trợ từ người khác, bạn vừa tự mình thực hiện mục tiêu, vừa hoàn thành tiến độ như mong muốn.
3.6. Định kỳ nhìn nhận lại thành quả
Nhìn nhận lại những gì mà bạn đã hoàn thành trong mục tiêu đề ra không những giúp bản thân có thêm động lực và niềm tin phấn đấu mà còn là cơ hội đánh giá cho những thiếu sót của bản thân để cải thiện hơn cho những bước tiếp theo.
4. Tạm kết
Những người thành công sẽ luôn đặt ra mục tiêu cho chính mình thay vì để cho mọi việc trong cuộc sống diễn ra một cách ngẫu nhiên. Mục tiêu càng rõ ràng thì định hướng con đường phải đi trong tương lai càng hiệu quả. Có thể bạn sẽ phải đi mất một đoạn đường vòng để đạt được mục tiêu nhưng chắc chắn thời gian hoàn thành nó sẽ ngắn hơn khi bạn không có định hướng mục tiêu cho mình.
Đây chính là vai trò của mục tiêu mà G-OFFICE muốn chia sẻ và cung cấp tới bạn đọc, hy vọng rằng mọi người có thể áp dụng tốt và mang liệu hiệu quả cho con đường thành công tương lai của mình.