Quy trình tuyển dụng nhân sự cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để quá trình tuyển dụng diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao. Vậy các bước tuyển dụng nhân sự là gì? Hãy cùng G-OFFICE tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?
Quy trình tuyển dụng nhân sự được hiểu là quá trình sàng lọc và chọn lựa để tìm ra những ứng viên tiềm năng cho vị trí công việc mà doanh nghiệp đang cần.
Quy trình tuyển dụng có mục đích thu hút các ứng viên hội tụ đầy năng những yếu tố cần thiết với công việc và khuyến khích số lượng nộp hồ sơ ứng tuyển nhiều nhất có thể.
Quy trình tuyển chọn nhân sự được xây dựng bài bản và triển khai tốt sẽ mang đến cho công ty những nhân viên có đủ năng lực, kỹ năng chuyên môn và thái độ phù hợp. Đồng thời, điều này còn giúp gia tăng hiệu quả trong việc kinh doanh và tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và thoải mái cho nguồn nhân lực.
2. Lợi ích mà quy trình tuyển dụng nhân sự mang lại
2.1. Tiết kiệm thời gian
Dựa vào quy trình tuyển chọn nhân sự tại công ty được xây dựng chi tiết và cụ thể, phòng Nhân sự sẽ lựa chọn các ứng viên phù hợp nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh việc tối ưu thời gian tuyển dụng, quy trình còn giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình tuyển dụng và thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của công ty trong mắt ứng viên.
2.2. Gắn kết nhân viên với công ty
Các bước tuyển dụng nhân sự chất lượng giúp công ty tìm ra những ứng viên phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu và sứ mệnh của mình. Những nhân viên đó khi được tuyển sẽ cảm thấy mình là một phần quan trọng và có sự gắn kết nhất định với doanh nghiệp. Nhờ vậy mà họ sẽ có nhiều động lực để làm việc năng suất và cống hiến hết mình cho công việc.
2.3. Tăng sự chủ động
Việc chuẩn bị quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty kỹ càng sẽ đảm bảo sự thống nhất và chủ động cho phòng Nhân sự và cấp quản lý về mặt chiến lược. Tổ chức có thể điều chỉnh quy trình bất cứ khi nào thấy cần thiết nhằm cải thiện chất lượng ứng viên và nâng cao uy tín thương hiệu.
2.4. Cải thiện năng suất làm việc của nguồn nhân lực
Quy trình tuyển dụng nhân sự tối ưu giúp các nhà quản lý đánh giá chính xác năng lực và kỹ năng của mỗi cá nhân ứng tuyển. Thông qua những câu hỏi được đặt ra trong quá trình phỏng vấn, họ sẽ nắm được điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên. Nhờ vậy, những người quản lý nhân sự có thể dự đoán được năng suất làm việc trong tương lai của ứng viên đó.
3. Các bước tuyển dụng nhân sự
Dựa trên quy mô của từng doanh nghiệp, việc xây dựng quy trình tuyển chọn nhân sự sẽ có sự khác biệt nhất định:
- Đối với các công ty lớn: Những công ty có quy mô lớn thường có một bộ phận riêng phụ trách mảng nhân sự. Vì vậy, quy trình tuyển dụng sẽ do chính các nhân viên thuộc phòng nhân sự thực hiện. Các bộ phận hay phòng ban khác trong công ty sẽ gửi yêu cầu đến phòng nhân sự khi có nhu cầu tuyển thêm nhân viên. Sau đó, phòng nhân sự sẽ tổng hợp và xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự để đề xuất lên ban lãnh đạo.
- Đối với các công ty nhỏ: Những công ty có quy mô nhỏ thường không có riêng một phòng ban chuyên về nhân sự. Các bước tuyển dụng nhân sự sẽ được tiến hành bởi chính các bộ phận có nhu cầu tuyển dụng nhân sự. Họ sẽ lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết và gửi giám đốc phê duyệt trước khi thực hiện.
Dưới đây là các bước tuyển dụng nhân sự mà công ty nên thực hiện để đạt hiệu quả tuyển dụng cao nhất:
Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự
Bước 1: Xác định rõ nhu cầu tuyển dụng
Đầu tiên, nhà tuyển dụng cần xác định nhu cầu nhân sự của công ty mình hiện tại một cách rõ ràng. Bước này có khả năng quyết định việc tuyển dụng có thành công và đạt kết quả như mong muốn của những người quản lý hay không. Để xác định chính xác mục tiêu khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần đặt ra những câu hỏi:
- Vị trí công việc nào còn trống và cần tuyển nhân sự?
- Số lượng nhân viên cần tuyển dụng của mỗi phòng ban là bao nhiêu?
- Thời gian tuyển dụng nhân sự diễn ra trong bao lâu?
- Quá trình tuyển dụng có những yêu cầu đặc biệt nào?
Bước 2: Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự gồm những công việc cơ bản như phân tích đặc điểm trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để đáp ứng các vị trí đang thiếu. Bản kế hoạch tuyển chọn nhân sự chi tiết và cụ thể chính là yêu cầu tiên quyết để thu hút những ứng viên đủ năng lực và kinh nghiệm đảm nhận các nhiệm vụ giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu.
Bước 3: Phân tích công việc
Bước này có nhiệm vụ xác định các nhiệm vụ, trách nhiệm và môi trường làm việc cụ thể để vạch ra các tiêu chí mà nhân viên mới cần đáp ứng và thực hiện hiệu quả công việc. Phân tích công việc bao gồm những nội dung sau:
- Ghi chép và thu thập những thông tin liên quan đến công việc.
- Kiểm tra những thông tin về công việc.
- Tạo mô tả công việc dựa trên thông tin sẵn có.
- Xác định kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc.
Bước 4: Tạo mô tả công việc
Sau khi đã xác định những kiến thức và kỹ năng cũng như kinh nghiệm cần thiết để đáp ứng vị trí công việc, những nhà tuyển dụng cần thảo luận và xây dựng bản mô tả công việc hoàn chỉnh. Bản mô tả sẽ tóm tắt những yêu cầu giúp đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí này hay không. Ứng viên có thể tự đối chiếu bản thân với bản mô tả để đưa ra quyết định nộp đơn ứng tuyển. Đây là bước quan trọng đảm bảo doanh nghiệp nhận những đơn xin việc chất lượng nhất.
Thông thường, bản mô tả công việc bao gồm những mục chính dưới đây:
- Tên và mô tả ngắn gọn về công ty.
- Giá trị cốt lõi.
- Vị trí công việc.
- Mô tả công việc.
- Yêu cầu công việc.
- Quyền lợi nhận được khi làm việc ở công ty
Bước 5: Tìm kiếm ứng viên tiềm năng
Tìm kiếm và thu hút ứng viên tiềm năng là các bước tuyển dụng nhân sự quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng. Trước hết, để đảm bảo chất lượng, nguồn ứng viên nên được tìm kiếm thông qua sự giới thiệu từ nhân sự của công ty. Sau đó, doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng lên các trang mạng xã hội hoặc các web tuyển dụng uy tín.
Ngoài ra, công ty có thể tham gia ngày hội việc làm hoặc hợp tác với các trường đại học để tuyển mộ những ứng viên xuất sắc.
Bước 6: Chọn lọc hồ sơ
Không phải hồ sơ nào gửi đến nhà tuyển dụng cũng phù hợp với yêu cầu công việc và có nhiều ứng viên nhắm mắt gửi đại dù biết mình không đáp ứng yêu cầu của vị trí đó. Vì vậy mà bước chọn lọc hồ sơ vô cùng cần thiết trong quy trình tuyển chọn nhân sự giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian phỏng vấn.
Bước 7: Phỏng vấn ứng viên
Mục đích của bước này là đánh giá ứng viên về nhiều khía cạnh như phương diện trình độ hay khả năng tư duy liên quan đến vị trí ứng tuyển. Nhà tuyển dụng có thể tận dụng thời gian phỏng vấn để khai thác tính cách cá nhân xem có phù hợp với công ty không.
Phỏng vấn là quá trình đánh giá hai chiều giữa ứng viên và công ty tuyển dụng nên hãy thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng và giới thiệu những lợi ích khi làm việc ở doanh nghiệp để ứng viên nắm được. Thiết kế kịch bản phỏng vấn chi tiết là công việc cần thiết giúp quy trình tuyển dụng nhân sự đạt hiệu quả tối đa.
Bước 8: Đánh giá
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá năng lực và trình độ của ứng viên dựa trên phần thể hiện của họ trong buổi phỏng vấn. Ở bước này, doanh nghiệp nên tiến hành tham chiếu với công ty cũ mà ứng viên từng làm việc cũng như kiểm chứng lại thông tin thông qua hồ sơ trên mạng xã hội của họ.
Bước 9: Gửi thư mời làm việc
Sau khi hoàn thành công việc đánh giá, nhà tuyển dụng cần soạn thảo hợp đồng lao động và gửi ứng viên trúng tuyển thư mời làm việc. Thư mời làm việc nên chứa đầy đủ thông tin như ngày bắt đầu làm việc, thời gian làm việc, lương thưởng…
Bước 10: Kết nối nhân viên mới với nội bộ công ty
Mọi nhân viên mới đều ít nhiều có cảm giác lúng túng và bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu làm việc. Công ty nên giúp họ làm quen với môi trường mới, hòa nhập với mọi người và nuôi dưỡng lòng trung thành của họ bằng những hoạt động như tổ chức tiệc chào đón nhân viên mới.
Lời kết
Bài viết trên đã giải thích rõ ràng về khái niệm “quy trình tuyển dụng nhận sự”, lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp và các bước tuyển dụng nhân sự. Hy vọng những thông tin mà G-OFFICE cung cấp sẽ giúp bạn tạo quy trình tuyển chọn nhân sự dễ dàng và hiệu quả.
Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ của G-OFFICE, vui lòng để lại thông tin tại https://gemstech.com.vn để chúng tôi liên hệ và tư vấn cho bạn nhé!
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Những nguyên tắc trong tuyển dụng
Top 10 phần mềm quản trị nhân sự HRM tốt nhất hiện nay
Cách quản lý nhân sự của người Nhật hiệu quả
Cách quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp