Quản trị mục tiêu (tên tiếng anh là Management By Objectives, viết tắt là MBO) là một hệ thống quản trị kết hợp giữa mục tiêu của tổ chức với kết quả công việc của từng thành viên và sự phát triển của doanh nghiệp với sự đóng góp của toàn bộ các cấp bậc quản trị.
Vậy quản trị mục tiêu là gì? Có tác dụng như thế nào đối với quản trị doanh nghiệp? Hãy cùng G-OFFICE tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây!
1. Quản trị mục tiêu là gì? Hiểu thế nào cho đúng
Quản trị mục tiêu (MBO) được định nghĩa là một phương pháp quản lý và xác định mục tiêu cá nhân trong công việc, nhằm theo dõi và giám sát toàn bộ công việc mục tiêu trong khoảng thời gian cụ thể để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.
- Quản trị theo mục tiêu được mở rộng và phát triển vào năm 1954 dựa trên cuốn sách nổi tiếng của tác giả Peter Drucker “Thực hành quản trị”.
- Phương pháp MBO giúp mỗi cá nhân, nhân viên có thể kiểm tra và đo lường chất lượng công việc của mình theo kế hoạch của công ty.
- Khi thực hiện quản trị mục tiêu, các tổ chức sẽ có cái nhìn tổng quan về năng suất làm việc của mỗi cá nhân hơn để kịp thời điều chỉnh để hướng tới mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.
- Quản trị mục tiêu giúp thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên, từ đó giúp đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
2. Quy trình của phương pháp quản trị mục tiêu MBO
Mô hình quản trị mục tiêu thực chất là việc thiết lập các mục tiêu của tổ chức để từ đó đưa ra các chiến lược và quy trình thực hiện cho mỗi thành viên, phòng ban và cả doanh nghiệp.
Quản trị mục tiêu xây dựng dựa trên 5 bước chủ yếu sau đây:
2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng
Trước tiên, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần có những mục tiêu cụ thể, rõ ràng liên quan đến sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Sau khi đã xác định được mục tiêu của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phân chia thành những mục tiêu nhỏ cho từng cá nhân và bộ phận.
Kết quả mục tiêu của tổ chức có đạt hay không phụ thuộc vào từng cá nhân trong công ty. Chính vì vậy, ban lãnh đạo cần có sự kiểm soát chi tiết và kỹ năng quản trị doanh nghiệp để có những sự điều phối kịp thời và đúng đắn.
2.2. Bước 2: Kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động được hiểu đơn giản là các bước thực hiện để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Mỗi nhân viên, phòng ban cần có những bản kế hoạch và xây dựng quy trình phát triển mục tiêu rõ ràng. Đồng thời tuân thủ và triển khai các mục tiêu đã đề ra một cách nghiêm ngặt.
2.3. Bước 3: Kiểm soát quá trình
Đây là cách giúp cá nhân và doanh nghiệp nắm bắt được tình hình triển khai mục tiêu để có sự thay đổi và điều chỉnh hợp lý khi cần thiết.
2.4. Đánh giá hiệu quả quản trị
Sau khi hoàn thành công việc, mỗi cá nhân và doanh nghiệp cần đưa ra những sự so sánh về kết quả thực hiện và mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Nếu kết quả của bạn chưa đạt được mục tiêu đề ra thì bạn cần xem xét lại hiệu suất làm việc của mình để rút ra bài học và kinh nghiệm cho những lần sau.
2.5. Công nhận kết quả và thành tích đạt được
Đối với những nhân viên, bộ phận hoàn thành đúng mục tiêu đã đề ra. Doanh nghiệp cần có sự ghi nhận để tạo động lực phát triển và sự gắn bó lâu dài cho mọi nhân sự trong công ty.
3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp MBO
3.1. Ưu điểm của phương pháp quản trị mục tiêu
Giải pháp quản trị mục tiêu hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng, đem lại rất nhiều lợi ích trong việc quản lý và phát triển tổ chức đó.
- Đánh giá chính xác và đúng đắn, hiệu quả làm việc của từng cá nhân và bộ phận
- Là tiền đề để nhân viên hiểu hơn về công việc của mình, giúp họ xây dựng được mục tiêu phát triển và hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
- Quản trị doanh nghiệp giúp công ty sử dụng được nguồn nhân lực hiệu quả, đồng thời mỗi cá nhân đều hiểu được vai trò và nhiệm vụ của mình. Đây là yếu tố liên kết giúp doanh nghiệp tạo dựng được những giá trị lớn trong quản trị mục tiêu chung.
- Xây dựng môi trường làm việc phát triển và cởi mở hơn để mỗi cá nhân đều cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu công việc của mình. Bên cạnh đó, MBO cũng giúp nhân viên phát triển hết năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trong kế hoạch hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Nhược điểm của phương pháp quản trị mục tiêu
- Nhân viên có thể sẽ cảm thấy stress và áp lực với khối lượng công việc đã đặt ra
- Do tính định lượng của quản trị mục tiêu không phù hợp với kế hoạch dài hạn nên nó chỉ có thể phụ thuộc với các mục tiêu ngắn hạn
- Hệ thống quản trị mục tiêu có đạt được kết quả tốt hay không là phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của các cấp quản lý
- Khó duy trì được sự kết nối và gắn kết giữa các nhân sự và các phòng ban bởi ai cũng có những mục tiêu chung của riêng mình.
- Cần theo dõi và giám sát thường xuyên để có sự cải thiện và thay đổi kịp thời mỗi khi cần thiết
- Mô hình quản trị doanh nghiệp khiến cho doanh nghiệp hoạt động cứng nhắc và thiếu đi sự kết nối giữa các thành viên
- Doanh nghiệp lãng phí nhiều thời gian cho việc họp bàn và lên kế hoạch nhiều lần để có thể thực hiện hiệu quả phương phápquản trị mục tiêu này.
Quản trị mục tiêu là một phương pháp mang lại rất nhiều giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp. G-OFFICE hy vọng rằng với những nội dung chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tìm và lựa chọn được một giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý và phát triển vượt bậc trong tương lai.