Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp nắm rõ được tình hình kinh doanh hiện tại của mình, vạch ra các chiến lược, triển khai và phân tích hiệu quả của các chiến lược quản trị đã được thực hiện. Bên cạnh đó, quá trình quản trị chiến lược cũng giúp doanh nghiệp có thể nhận biết kịp thời những thay đổi trong môi trường kinh doanh để từ đó có những đổi mới và đưa ra những điều chỉnh kịp thời.
1. Khái niệm quản trị chiến lược là gì?
Trong lĩnh vực quản trị, quản trị chiến lược (tên tiếng anh là Strategic Management) là quá trình với một chuỗi các hoạt động liên quan đến việc lập kế hoạch, phân tích, giám sát và đánh giá liên tục toàn bộ nhu cầu cần thiết để đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, thông qua việc theo dõi, xem xét và quản lý các nguồn lực cũng như đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Nhiệm vụ của quản trị chiến lược bao gồm 3 hoạt động chính
- Xây dựng mục tiêu: Xác định rõ doanh nghiệp muốn đi đâu, về đâu
- Xây dựng kế hoạch: Xác định rõ tổ chức sẽ đi con đường nào để đạt được mục tiêu
- Bố trí và phân bổ nguồn lực: phương tiện và công cụ nào sẽ được tổ chức sử dụng để đi đến đó
2. Lợi ích khi thực hiện quản trị chiến lược trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn đạt được những mục tiêu đã đặt ra thì cần phải có sự kiên nhẫn và một kế hoạch thật tỉ mỉ. Nhờ việc đảm bảo được đầy đủ các bước cần thiết mà quản trị chiến lược công ty có thể mang lại hiệu quả cao trong việc đạt được mục tiêu đã đặt ra trong toàn doanh nghiệp.
Các công ty sẽ đem về được rất nhiều lợi ích khi áp dụng quản trị chiến lược như sau:
- Đạt được mục tiêu: Bằng cách sử dụng một quy trình rõ ràng và linh hoạt để thiết lập các bước và thực hiện, từ đó duy trì các mục tiêu có thể đạt được.
- Lợi thế cạnh tranh: Khi công ty của bạn có thể chủ động nhận thức được sự đổi mới của thị trường sẽ đem đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
- Tăng trưởng bền vững: tạo tiền đề vững chắc để mọi hoạt động của tổ chức diễn ra hiệu quả hơn và đạt đến một mức độ tăng trưởng có thể kiểm soát.
- Tính gắn kết của tổ chức: điều này yêu cầu sự giao tiếp và thực hiện mục tiêu trong toàn công ty. Một tổ chức làm việc cùng nhau để hướng tới một mục tiêu nhất định có khả năng giúp doanh nghiệp đó hoàn thành được mục tiêu tốt hơn.
- Nâng cao nhận thức của nhà quản trị: quản trị chiến lược mang ý nghĩa to lớn về tầm nhìn tương lai của một doanh nghiệp. Nếu nhà quản trị có thể thực hiện một cách nhất quá điều này, họ sẽ nhận thức rõ ràng và sâu xa hơn về những thách thức và xu hướng trong ngành. Họ sẽ chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những thách thức trong tương lai bằng cách tiến hành lập kế hoạch và tư duy chiến lược.
3. Quản trị chiến lược được vận hành như thế nào?
Quản trị chiến lược yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng được các mục tiêu cho mình, theo dõi và phân tích hành động của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, cũng như xem xét cấu trúc nội bổ của tổ chức và đánh giá các chiến lược hiện tại đang được thực hiện trong toàn công ty.
Quản trị chiến lược có thể mang tính mô tả hoặc quy định.
- Tính mô tả ở đây là đưa các chiến lược áp dụng vào trong thực tế khi cần.
- Tính quy định là sự phát triển các chiến lược trước một vấn đề nào đó của tổ chức.
Cả hai phương thức quản trị chiến lược này đều sử dụng song hành cả lý thuyết và thực tiễn.
Trong khi ban lãnh đạo cấp cao sẽ chịu trách nhiệm triển khai các ý tưởng, chiến lược, mục tiêu hoặc thách thức của doanh nghiệp có thể đến từ bất kỳ cá nhân nào trong công ty thì nhiều tổ chức tuyển dụng các nhà chiến lược với nhiệm vụ là suy nghĩ, sáng tạo và xây dựng kế hoạch chiến lược để cải thiện và nâng cao chức năng của doanh nghiệp.
4. Quản trị chiến lược có những hình thức nào?
4.1. Phân tích theo mô hình SWOT
SWOT được viết tắt bởi các từ: strengths (điểm mạnh), weaknesses (điểm yếu), opportunities (cơ hội) và threats (mối đe dọa).
Mô hình này cho phép bạn được điều tra các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên trong là những yếu tố mang tính tích cực hay còn gọi là điểm mạnh hoặc tính tiêu cực hay còn gọi là điểm yếu vẫn đang tồn tại trong tổ chức và có thể bị ảnh hưởng hoặc thay đổi theo bất kỳ phương thức nào.
4.2. Thẻ điểm cân bằng
Hình thức này giúp bạn tìm thấy một khía cạnh nào đó cần cải thiện trong doanh nghiệp, bằng cách chia nhỏ quy trình đánh giá năng suất và hiệu quả thành bốn chân (bốn lĩnh vực khác nhau) bao gồm:
- Học hỏi và trưởng thành
- Quy trình kinh doanh
- Quan điểm của khách hàng
- Dữ liệu tài chính
Thẻ điểm cân bằng là phương pháp tạo ra các cơ chế báo cáo hiển thị mọi số liệu thống kê liên quan đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp một cách kịp thời nhất.
5. 5 bước cơ bản trong quy trình quản trị chiến lược là gì?
Mặc dù trong quản trị chiến lược tồn tại nhiều cách tiếp cận và khuôn khổ khác nhau, song nhìn chung đều có 5 bước cơ bản dưới dây trong quy trình quản trị chiến lược:
5.1. Nhận dạng
Nhận dạng và đánh giá hướng đi hiện tại của doanh nghiệp là bước đầu tiên trong quản trị chiến lược kinh doanh. Để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, tại bước này thường bao gồm việc hiểu đúng và rõ mục tiêu, sứ mệnh cũng như định hướng chiến lược tổng thể của tổ chức.
Ví dụ:
Một công ty kinh doanh nội thất tên X đang chuẩn bị ra mắt sản phẩm là dòng tủ bếp mới, thì việc họ cần làm là thực hiện quản trị chiến lược nhằm đảm bảo cho việc phát hành sản phẩm mới được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và thống nhất trên mọi địa điểm, cửa hàng bán lẻ của họ.
5.2. Phân tích
Khi bạn hiểu được tình hình hiện tại, bạn cần phân tích chúng một cách chi tiết. Có những gì đang hoạt động hoặc không hoạt động? Bộ phận nào trong tổ chức có thể đem lại thông tin đầu vào cho bạn?
Trả lời được bất kỳ câu hỏi nào cũng sẽ giúp củng cố vững chắc tất cả các yếu tố cần thiết trong kế hoạch chiến lược. Bảng SWOT sẽ là một công cụ hữu ích để bạn có thể thống kê và tổng quát những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội hay thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối diện.
Ví dụ:
Tại một thời điểm nào đó trong quá khứ, công ty X chưa thể thực hiện việc tiếp thị nhất quán và chi phí vận chuyển khi phát hành dòng sản phẩm mới ra nhiều điểm bán lẻ chưa được tính chính xác. Bây giờ, trước khi phát hành dòng tủ bếp mới, họ đã quyết định áp dụng phân tích theo mô hình SWOT để xem họ có thể cải thiện quy trình như thế nào.
5.3. Xây dựng chiến lược
Với những thông tin cần thiết bạn đã thu thập được, bước tiếp theo bạn cần làm là tạo ra một kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu. Đảm bảo thực hiện các bước rõ ràng, tập trung và liên quan trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu quá trình hoặc thủ tục tác động đến nhiều cá nhân, bộ phận của tổ chức, bạn cần chuẩn bị những hướng dẫn dễ hiểu để mọi người có thể thực hiện được.
Ví dụ:
Sau khi đã phân tích xong SWOT, công ty X bắt đầu hình thành những chiến lược quảng bá sản phẩm trên các kênh theo hướng nhất quán từ digital và bản in đến tất cả các điểm bán lẻ của nó. Cử một người đại diện đến từng cửa hàng bán lẻ để giải thích cách áp dụng các mức chi phí vận chuyển cho tất cả giao dịch mua bán một cách chính xác nhất.
Nhóm hỗ trợ sẽ xây dựng một hệ thống nhắn tin nội bộ để những người quản lý các địa điểm bán lẻ có thể nhanh chóng và dễ dàng thông báo cũng như cập nhật những rủi ro và thành công trong cửa hàng của mình.
5.4. Thực hiện
Các bước bạn đã thiết lập kế hoạch quản trị chiến lược cần được thực hiện một cách có tuần tự để đảm bảo rằng những bên liên quan đang thực hiện đúng theo kế hoạch đã được thiết kế nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Ví dụ:
Trước khi phát hành tủ bếp mới một tháng, nhóm marketing của công ty X sẽ cung cấp các coupon, tờ rơi, miếng mua hàng cho mọi cửa hàng bán lẻ và những địa điểm đều cần được hướng dẫn cách triển khai hiệu quả các hạng mục tiếp thị như nhau.
Trước khi ra mắt khoảng hai tuần, những người quản lý cửa hàng sẽ được đào tạo sử dụng hệ thống tin nhắn mới. Trong chương trình đào tạo, các nhà quản lý có thể hỏi về những vấn đề phát sinh trong bán hàng cũng như trao đổi kinh nghiệm với nhau, dù khi có quy trình mới cũng dễ dàng training online.
Một tuần trước khi ra mắt sản phẩm, một người đại diện từ trụ sở của doanh nghiệp sẽ đào tạo mọi nhân viên bán lẻ cách áp dụng chi phí vận chuyển hợp lý nhất cho một đợt bán hàng. Các nhà quản lý cũng cần có mặt để đảm bảo thực hiện đúng quy trình giao dịch với khách hàng.
5.5. Đánh giá
Đánh giá kết quả cuối cùng rằng bạn đã đạt được mục tiêu của doanh nghiệp chưa? Toàn công ty có thực hiện quy trình thích hợp hay không? Chỉ khi trả lời được những câu hỏi này, bạn mới có thể sửa đổi và phản ánh khi cần thiết.
Ví dụ:
Công ty X xem xét dữ liệu từ bản phát hành tủ bếp mới của họ sau một tháng kể từ ngày bán hàng đầu tiên. Họ nhận ra rằng kế hoạch tiếp thị của họ đã thúc đẩy người tiêu dùng đến những cửa hàng bán lẻ gần nhất để xem sản phẩm trực tiếp. Nhiều nhà quản lý không muốn cho khách hàng thấy họ đang sử dụng điện thoại nên hệ thống nhắn tin nội bộ chưa được sử dụng nhiều.
Nếu không có bất kỳ phát sinh về chi phí vận chuyển trong lần phát hành này, các nhà quản lý chiến lược lấy dữ liệu này và sử dụng nó cho kế hoạch phát hành sản phẩm tiếp theo của mình.
6. Kết luận
Đây chính là những lý thuyết cơ bản về quản trị chiến lược mà G-OFFICE muốn gửi tới bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này, nếu bạn đang có ý định trở thành nhà lãnh đạo cấp cao, bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hấp dẫn và cần thiết để có thể chắp cánh ước mơ của mình.