Quản lý chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới cho doanh nghiệp vận tải có những khó khăn, thách thức gì? – Supply Chain Management
Trong thời gian qua, ngành Logistic của nước ta đã có bước phát triển đáng kể vươn lên đứng thứ ba trong khu vực Asean về chỉ số hiệu quả logistics. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế số đang là xu hướng chủ đạo thì các hoạt động của ngành xuyên suốt từ sản xuất tới tiêu dùng ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với năng lực.cạnh tranh của ngành sản xuất dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Phát triển logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang là vấn đề đặt ra đòi hỏi các bộ, ngành địa phương và doanh nghiệp cần có những hoạt động của hành động thiết thực trong thời gian tới.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 3000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, trong đó 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp nước ngoài. Theo thống kê của hiệp hội logistics Việt Nam tốc độ phát triển của ngành Logistic tại Nam những năm gần đây đạt khoảng 14 đến 16% với quy mô từ 40 đến 42 tỷ đô la mỹ một năm. Các hoạt động Logistic tập trung vào giao nhận vận tải nội địa, khai thác cảng biển, cảng hàng không, kho bãi, Quản lý vận hành và vận tải quốc tế. Trong đó vận tải là lĩnh vực dịch vụ quan trọng nhất trong hệ thống logistics Việt Nam.
Khó khăn
Theo cách tính của ngân hàng thế giới, các thành phần và tỉ lệ của các thành phần trong tổng chi phí logistics của Việt Nam bao gồm chi phí vận tải chiếm 60% tổng chi phí logistics chi phí tồn kho và chi phí quản lý là 40 phần trăm .Những nguyên nhân chính đẩy chi phí vận tải trong hoạt động logistics ở Việt Nam cao như chất lượng hạ tầng dù đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhất là cảng biển và đường sắt. Kết nối hạ tầng kết nối phương tiện kém, vận tải đa phương thức để kết hợp các ưu điểm của từng phương thức vận tải cũng chưa phát triển hiệu quả ở Việt Nam.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Vinh – chủ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ, nêu ý kiến: “Về kinh doanh xuất khẩu thì ở đây bài toán đó là giải quyết các vấn đề lưu bãi và lưu kho trong thời gian càng ngắn càng tốt vì đặc thù kết mặt hàng, ví dụ như là gỗ nhập khẩu Châu Phi về cảnh khu vực ở Hải Phòng như là Hoàng Diệu và các tỉnh lân cận thì lưu bãi trong thời gian rất lâu mà gỗ khi để lâu như vậy thì nó cũng làm giảm đi chất lượng vì mưa gió để trên bãi. Gỗ này cần đẩy nhanh và đưa vào sản xuất trong thời gian nhanh nhất có thể”
Dịch vụ Logistic được đánh giá là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng và khả năng bứt phá mạnh nhất tại Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn và quá trình dịch chuyển tái cơ cấu các chuỗi cung ứng quốc tế đang diễn ra ngày càng rõ nét.
Thách thức
Mặc dù vậy, thách thức đặt ra cũng không ít, ông Nguyễn Cảnh cường tham tán thương mại Việt Nam tại vương quốc Anh cho rằng tác động chung của hiệp định EVFTA, tốc độ phổ quát nhất làm cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam và liên minh châu u tăng trưởng rất nhanh. Ngoài việc cam kết giảm thuế, yêu cầu tiêu dùng đang tăng mạnh đang mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngành logistics sẽ có nhiều khách hàng hơn lưu lượng hàng hóa phân phối vận chuyển lưu kho đóng gói trong các chuỗi logistics sẽ tăng lên. Ông Nguyễn Cảnh Cường cho biết: “Tiềm năng để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả trong Ngành logistics Việt Nam là rất lớn. Mặc dù vậy, vấn đề ở đây là là ai là người làm được điều đó và phải làm thế nào để làm được điều đó mới là cái quan trọng. Nếu Việt Nam muốn rút ngắn khoảng cách với châu u trong logistics về mặt quản trị, thì cái việc tiếp cận các phương pháp của họ sẽ có thể giúp Việt Nam tiết kiệm được hàng chục năm phát triển trong ngành Logistic.”
Thực tế hiện nay vận tải đa phương thức nhằm kết hợp ưu điểm của các phương thức vận tải cũng chưa phát triển hiệu quả ở Việt Nam. Kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến chi phí vận tải tại Việt Nam quả cao thiếu tính cạnh tranh. Trong đề án tái cơ cấu ngành vận tải từ năm 2015, chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm thị phần vận tải hàng hóa đường bộ xuống còn 54%. Nhưng việc thực hiện đề án này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, mặc dù hệ thống giao thông đường bộ đã được đầu tư từ lâu nhưng thực tiễn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của các nền kinh tế. Nếu khắc phục được hạn chế này, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và tăng tính kết nối giữa các phương tiện thì giảm chi phí vận tải nâng cao được chất lượng dịch vụ logistics. Giảm chi phí logistics đồng nghĩa với việc thúc đẩy cho sự phát triển của hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia.
Năng lực công nghệ yếu, nhân sự không được đào tạo bài bản chính quy, tính thực thi quy trình yếu, khả năng quản trị hạn chế là những khó khăn mà doanh nghiệp logistics đang gặp phải. Bà Đặng Thị Minh Phương Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần MP logistics cho rằng đại dịch covid-19 đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, chuẩn bị các kịch bản để ứng phó với những tình huống có thể xảy ra, đồng thời phối hợp tốt với các đối tác để không bị đứt gãy. Bà cho rằng: “Hiện nay, việc thiếu lao động rất là nhiều thì tôi nghĩ rằng làm sao có những chính sách phù hợp với người lao động để giữ chân người lao động, Chứ còn không thì cái đó cũng là các yếu tố làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Bởi vì khi không có lao động thì chúng ta không sản xuất được không được thì không thể giao hàng thì chúng là một phần trong chuỗi cung ứng của toàn cầu, cũng như là đặc biệt là tại Việt Nam mà sản xuất thì chúng ta là làm cho đẩy mạnh sự đứt gãy.”
Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 136 nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong các ngành các cấp và địa phương đến năm 2030, một số nội dung liên quan đến giao thông vận tải và Logistics đã được quy định cụ thể. Tuy nhiên vẫn cần hoàn thiện khung pháp lý logistics phù hợp với xu thế phát triển hiện nay tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng chỉ khi đồng nhất được 4 yếu tố quản trị quy trình nhân công nghệ thông tin thì doanh nghiệp mới chiếm được ưu thế dẫn đầu, tạo ra một nền tảng liên kết doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp Logistic trong tình hình hiện nay.
Nguồn: VOV1