1. Nhân viên nhân sự là gì?
Nhân viên nhân sự (hay còn gọi là HR – Human Resources) là một phần không thể thiếu trong phòng nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức, có nhiệm vụ thực hiện tất cả những công việc để bảo đảm, củng cố, duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Những nhiệm vụ này bao gồm rất nhiều những đầu mục công việc cụ thể nhưng chung quy lại thì có 5 hoạt động chính như sau:
- Tuyển dụng;
- Đào tạo và phát triển (L&D);
- Tiền lương và phúc lợi (C&B);
- Đảm bảo môi trường làm việc cho nhân viên;
- Xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với sếp.
Có thể thấy, nhân sự là bộ phận đóng vai trò cốt cán làm nên thành công của doanh nghiệp. Bằng việc quản lý hiệu quả tài nguyên vô giá là con người, bộ phận nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách có quy củ, có tổ chức và đạt được những mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
2. Công việc nhân sự bao gồm những gì?
Như đã đề cập ở trên, công việc của nhân viên nhân sự gồm 5 hoạt động chính và thường được chia làm 4 mảng công việc cụ thể như sau:
2.1. Mảng tuyển dụng
Được ví như mạch máu của doanh nghiệp, nhân lực là vấn đề cần được lưu tâm hàng đầu. Vì vậy, tuyển dụng được xem như mảng công việc chính của một nhân viên nhân sự. Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút, sàng lọc và lựa chọn những ứng viên phù hợp đáp ứng vị trí công việc mà doanh nghiệp đang tuyển.
Các công việc cụ thể trong mảng này bao gồm:
- Lên kế hoạch và triển khai công tác tuyển dụng của doanh nghiệp, tổ chức cho hiệu quả, tiết kiệm chi phí;
- Đăng thông tin tuyển dụng trên các kênh, cung cấp đủ thông tin để có thể tiếp cận với các ứng viên tiềm năng;
- Tiếp nhận và sàng lọc CV của ứng viên;
- Sắp xếp lịch phỏng vấn ứng viên;
- Tham gia phỏng vấn ứng viên trực tiếp hoặc qua các hình thức sử dụng Internet;
- Kiểm tra đánh giá năng lực của ứng viên;
- Lưu trữ và mở rộng tìm kiếm ứng viên tiềm năng để tuyển dụng khi có nhu cầu
- Soạn thảo các giấy tờ liên quan đến công tác tuyển dụng: mail mời phỏng vấn, mail xác nhận, mail từ chối,…;
- Xử lý các giấy tờ, thủ tục nhận nhân sự mới hay điều động, luân chuyển nhân sự, thăng chức hoặc chấm dứt hợp đồng.
2.2. Mảng đào tạo và phát triển (Learning and Development – L&D)
Năng suất làm việc hiệu quả của nhân viên là thước đo sự thành công của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn để giúp nhân viên nắm vững nghiệp vụ và làm quen với môi trường công ty. Một số công việc của nhân viên nhân sự thuộc mảng này là:
- Lên kế hoạch và mở các khóa, lớp, buổi đào tạo cho nhân viên về nội quy, văn hóa doanh nghiệp.
- Xây dựng giáo án đào tạo, triển khai kế hoạch đào tạo về kiến thức chuyên môn và những kỹ năng làm việc cần thiết.
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo đã thực hiện
2.3. Mảng tiền lương và phúc lợi (Compensation and Benefits – C&B)
Tiền lương và phúc lợi là yếu tố tiên quyết nhằm thu hút và giữ chân nhân viên trong doanh nghiệp. Để xây dựng cấu trúc lương thưởng và các khoản phụ cấp, phúc lợi khác, nhân viên nhân sự mảng C&B sẽ thực hiện các đầu mục công việc cụ thể sau đây:
- Tổng hợp kết quả chấm công, đi muộn, nghỉ phép, nghỉ việc…;
- Xây dựng bảng lương theo từng vị trí, cấp bậc công việc và năng lực;
- Xây dựng chính sách phúc lợi, đãi ngộ, thưởng phạt, chế độ bảo hiểm, thuế…;
- Tiếp nhận và xử lý những tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động;
- Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc cho từng vị trí;
- Quản lý hồ sơ lao động của nhân viên;
- Bảo đảm quyền lợi về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên.
2.4. Mảng hành chính
Nhân viên hành chính nhân sự chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ tình hình hoạt động nhân sự của doanh nghiệp. Làm việc với các nhà quản lý và nhân viên để xử lý mọi vấn đề liên quan đến nhân sự, thực thi pháp luật lao động, giám sát và điều tra nội bộ khi cần thiết:
- Quản lý và lưu giữ hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên;
- Theo dõi, giám sát và thực hiện các chế độ của doanh nghiệp theo pháp luật lao động: chế độ thai sản, nghỉ phép…;
- Thực hiện các công việc hậu cần: chuyển phát nhanh, giao nhận văn kiện, mua sắm vật dụng cần thiết cho các phòng ban;
- Quản lý và thực hiện công việc giấy tờ, thủ tục: hợp đồng lao động, quyết định khen thưởng, quyết định nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng…;
- Hỗ trợ tổ chức các sự kiện trong công ty: du lịch, liên hoan…;
- Theo dõi nội quy, nề nếp, văn hóa công ty.
Đối với các công ty vừa và nhỏ, nhân viên nhân sự sẽ tập trung làm đa tác vụ cả 4 mảng công việc. Tuy nhiên, trong các công ty lớn hoặc phòng nhân sự có cơ cấu phức tạp hơn thì sẽ tồn tại sự phân hóa chuyên môn, tức là nhân viên nhân sự thường được yêu cầu làm chuyên 1 trong 4 mảng công việc này.
3. 7 kỹ năng cần có của nhân viên nhân sự
Nhân lực của doanh nghiệp có đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ kỹ thuật hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tuyển dụng của nhân viên nhân sự. Làm sao để thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài cho công ty là một bài toán không đơn giản. Do đó, để trở thành một nhân viên nhân sự giỏi, đòi hỏi các ứng viên cần thiết phải có 7 kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng chuyên môn:
- Có bằng cấp chuyên ngành Quản trị nhân sự, Quản trị kinh doanh hoặc ngành khác liên quan;
- Thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng, trong đó chú trọng về Excel;
- Biết sử dụng phần mềm quản lý nhân sự HRMs hoặc HRIS
- Kỹ năng quan sát, đọc vị người khác;
- Khả năng tổ chức, kỷ luật;
- Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu và giao tiếp tốt;
- Kỹ năng đàm phán thương lượng và thuyết phục;
- Kỹ năng giải quyết xung đột;
- Kỹ năng làm việc nhóm.
Trên đây, G-OFFICE đã làm rõ khái niệm nhân viên nhân sự là gì, công việc của nhân viên nhân sự và những kỹ năng cần thiết để trở thành HR. Hi vọng bài viết giúp bạn hình dung cụ thể về tính chất công việc và chuẩn bị tốt những yêu cầu để bước chân vào ngành nhân sự.
Để trang bị những kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, hãy liên hệ với G-OFFICE để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ sớm nhất.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
7 nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự
Top 10 phần mềm nhân sự HRM tốt nhất 2021