1. Tổng quan ngành quản lý nhân sự
Ngành quản lý nhân sự hay còn gọi là HR (Human Resource Management) là lĩnh vực quản lý, khai thác nhân sự của một tổ chức sao cho hợp lý và hiệu quả. HRM sẽ giúp cho công ty, doanh nghiệp quản lý người lao động của mình, giúp cho họ có cơ hội để phát huy tối đa năng lực và chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Quản trị nhân lực là những chính sách, quản lý có ảnh hướng đến mối quan hệ giữa cá nhân với tổ chức, giữa cá nhân với cá nhân. Do đó, nếu một doanh nghiệp có HRM tốt, sẽ giúp cho công ty lấy được sự trung thành, nhiệt huyết của mỗi nhân viên, đây là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Một nhân viên hành chính nhân sự phải nắm bắt được các kiến thức liên quan đến ngành quản lý nhân lực, các chính sách quy định của nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp, sự khác biệt văn hoá ảnh hưởng như thế nào đến môi trường làm việc,…..
2. Cơ hội việc làm với ngành quản lý nhân sự
Quản trị nhân sự là ngành nghề cần thiết với mọi doanh nghiệp, vì vậy có thể nói cơ hội ngành nghề này vô cùng rộng mở, dưới đây là lộ trình thăng tiến, phát triển của một nhân viên hành chính nhân sự:
- Nhân viên hành chính nhân sự: Nhân viên văn phòng, phụ trách công tác tiếp đón cho doanh nghiệp.
- Chuyên viên quản lý đào tạo nội bộ: Phụ trách đào tạo, bổ túc các kỹ năng, kiến thức cho từng cá nhân, đội nhóm. Tìm hiểu nhu cầu và xây dựng lộ trình học tập, đo lường đánh giá mức độ hiệu quả của các khoá học.
- Chuyên viên tuyển dụng: Bao gồm các hoạt động liên quan đến tuyển dụng nhân viên cho doanh nghiệp, tham gia hỗ trợ phỏng vấn, đánh giá, sắp xếp công việc cho người mới.
- Chuyên viên chính sách: Chịu trách nghiệm cho các chính sách đãi ngộ và công lương cho nhân viên.
- Hoạch định nhân sự: Lên kế hoạch sử dụng nhân sự cho doanh nghiệp
- Chuyên viên truyền thông: xử lý truyền thông cho hình ảnh của công ty, doanh nghiệp bằng các ý tưởng, kế hoạch, đồng thời xử lý các mối quan hệ 1 cách linh hoạt, hợp lý.
Mức lương trung bình ngành quản trị nhân sự tuỳ thuộc vào trình độ năng lực, thâm niên và kinh nghiệm trong nghề. Mức lương trung bình tại ngành này ở khoảng 6-8 triệu/ tháng cho sinh viên mới ra trường. Quản lý cấp cao sẽ có mức lương từ 1000- 4000 USD/ tháng.
3. Nghiệp vụ quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự là ngành sẽ liên quan đến 2 nhóm việc chính là nghiệp vụ nhân sự và nghiệp vụ hành chính. Tuy nhiên cũng tuỳ vào từng doanh nghiệp này mà nghiệp vụ này có sự thay đổi. Cụ thể:
Nghiệp vụ hành chính: Xử lý các vấn đề liên quan đến tài liệu chung của doanh nghiệp, thực thi nghiệp vụ chăm sóc, quan tâm đến đời sống của nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức các sự kiện, hội hè cho doanh nghiệp,…
Nghiệp vụ nhân sự: Tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, lập các chính sách chế độ cho nhân viên trong công ty. Giám sát việc hoàn thành các tài liệu bồi thường, phúc lợi cho cá nhân trong công ty.
4. Nhân viên hành chính nhân sự cần kỹ năng gì?
Kỹ năng chuyên môn là kỹ năng không thể thiếu được trong bất kỳ ngành nghề nào. Cụ thể là dự báo hoạch định được nhu cầu nhân sự cho doanh nghiệp. Phác hoạ được chân dung phù hợp với doanh nghiệp, đánh giá được ứng viên,….
Kỹ năng nhân sự: chiến lược và quản lý nhân sự, kế hoạch nguồn lực, phát triển nguồn nhân sự, tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc,….
Kỹ năm làm việc nhóm: phối hợp cùng một lúc với nhiều bộ phận khác nhau trong công ty.
Kỹ năng giao tiếp: nghề nào cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp đặc biệt là nghề nhân sự. Nhân viên nhân sự không chỉ tiếp xúc với nhân viên nội bộ mà còn cả với các ứng viên.
Kỹ năng thuyết phục: kỹ năng này được sử dụng cả với người lao động và người sử dụng lao động khi có mâu thuẫn xảy ra, nhân viên hành chính nhân sự sẽ là bộ phận đứng ra giải hoà, đưa ra cá phương án để có thể giải quyết các mâu thuẫn nội bộ.
Khả năng chịu áp lực cao: Kỹ năng này bắt buộc ở tất cả ngành nghề chứ không phải chỉ riêng ngành nhân sự.
Kỹ năng lắng nghe và đọc vị tâm lý: Nhân sự tốt phải biết lắng nghe ý kiến và đánh giá ý kiến của tất cả mọi người, phải biết nắm bắt tâm lý của người đối diện để có thể nhìn nhận, đánh giá các ứng viên đồng thời giúp giữ chân nhân viên giỏi.
5. Những tố chất cần có khi làm nhân viên hành chính nhân sự
Tận tuỵ
Ngành quản lý nhân sự gắn liền với con người, chính vì thế tận tụy được coi là tố chất bắt buộc và cần có khi trở thành 1 HR chuyên nghiệp. Người làm nhân sự là người chăm lo các lợi ích của toàn thể nhân viên trong công ty, là người gắn kết, giúp đỡ các công ty có động lực làm việc lâu dài với công ty.
Quan sát tinh tế
Người làm HR phải là người có khả năng quan sát để tìm ra những ứng viên sáng giá và phù hợp cho doanh nghiệp. Để đánh giá được nhân sự không chỉ nằm trên CV mà còn ở những hành động nhỏ nhất, đây sẽ là cơ sở để đánh giá các ứng viên một cách toàn diện, khách quan nhất.
Tính kiên nhẫn
Nhân sự phải kiên nhẫn để có thể xem hàng trăm hồ sơ ứng viên với đủ mọi loại hình thức khác nhau. Hoặc đơn giản nhất là việc kiên nhẫn trước sự phàn nàn của nhân viên về các vật dụng văn phòng phẩm. Tỉ mỉ lựa chọn những thứ nhỏ nhất.
Công bằng, tôn trọng nguyên tắc
Người làm nhân sự còn là người luôn bảo vệ nguyên tắc và quy định tại doanh nghiệp. Mọi quy tắc đặt ra cần phải được tôn trọng.
Chẳng hạn, khi một nhân viên đi làm muộn thì phải nộp tiền phạt cho bộ phận phòng nhân sự.Cùng với đó HR sẽ làm việc với trưởng phòng các bộ phận để đề xuất khen thưởng. Chính vì thế HR cần phải có tính công bằng và tôn trọng nguyên tắc trong công ty.
Linh hoạt
Quy định đặt ra là để mọi người tuân thủ theo nhưng không phải dùng để đem ra để giải quyết hết mọi vấn đề. Một chuyên viên HR giỏi sẽ phải xử lý mọi tình huống một cách khéo léo và linh hoạt.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về ngành quản lý nhân sự. Để tăng hiệu quả hiệu suất của nhân viên hành chính nhân sự, sử dụng phần mềm quản lý nhân sự HRM G-OFFICE ngay từ hôm nay. Liên hệ với chúng tôi để nhận demo miễn phí.