Marketing quốc tế đang dần trở thành một chiến lược được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng cao vị thế của mình và phát triển tại đa dạng các thị trường khác nhau, không chỉ riêng nội địa mà còn lan rộng ra toàn cầu.
Vậy marketing quốc tế là gì? Hãy cùng G-OFFICE khám phá câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây
1. Thế nào là marketing quốc tế?
Cách đây không lâu, dựa trên nền tảng phát triển nhanh chóng và vượt bậc của ngành marketing hiện đại, một thuật ngữ mới đã được ra đời, đó chính là marketing quốc tế.
Khi thị trường trong nước đã không còn là một miếng mồi béo bở, dễ ăn và các marketers cũng dần dần khám phá ra những vùng đất lợi nhuận mới có thể khai thác và thực hiện các phi vụ làm ăn xuyên biên giới. Nhờ đó, không chỉ người doanh nhân có thêm nguồn lợi nhuận mới mà người tiêu dùng cũng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.
Có thể nói, marketing quốc tế có nghĩa là tiếp thị quốc tế, là toàn bộ quá trình hoạt động của một doanh nghiệp khi tìm kiếm nguồn cầu, xác định hàng hoá cần phát triển và tiếp cận chúng bằng các chiến lược marketing cụ thể, chiến lược giá thành, phân phối để mang về các khoản lợi nhuận cho mình.
Marketing quốc tế có một điểm vô cùng đặc biệt và cũng là điểm đặc trưng nhất đó chính là những người làm trong ngành này đều hoạt động trong phạm vi toàn thế giới và xuyên quốc gia.
Sự phát triển của các yếu tố và điều kiện công nghệ cho phép doanh nghiệp tiếp cận tới các mục tiêu mà khách hàng mong muốn chính là cơ sở khiến cho ngành marketing này được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Nhờ có công nghệ thông tin mà việc tìm kiếm thông tin cũng như khảo sát nhu cầu khách hàng ở phía bên kia địa cầu có thể được thực hiện dễ dàng. Cũng nhờ có công nghệ logistic, hàng hoá được vận chuyển nhanh chóng hơn, khoa học hơn, mọi sản phẩm của doanh nghiệp vẫn đảm bảo giữ được hoàn toàn chất lượng khi đến tay khách hàng.
2. Các dạng marketing quốc tế phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, có 3 dạng marketing quốc tế được sử dụng rộng rãi mà bạn cần biết.
2.1. Marketing đa quốc gia
Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing) đặc biệt chú trọng đến sự tương tác và phối hợp tiếp thị tại nhiều quốc gia, trong nhiều môi trường.
Các doanh nghiệp được yêu cầu phải biết kiểm soát tốt và có sự tổng hợp để tối ưu hoá thế mạnh tại các thị trường.
2.2. Marketing xuất khẩu
Tên tiếng anh của cụm từ này là Export Marketing. Đây là một dạng marketing quốc tế mà doanh nghiệp đem hàng hóa, sản phẩm của mình xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Loại hình marketing này yêu cầu nhân viên tiếp thị phải có sự nghiên cứu, tìm tòi thị trường kinh tế mới qua các kênh như xã hội, văn hoá, pháp luật, chính trị,…để nhanh chóng đưa sản phẩm, dịch vụ của họ thâm nhập được vào những quốc gia mà doanh nghiệp đang hướng tới.
2.3. Marketing ở nước sở tại
Marketing ở nước sở tại hay còn gọi là The Foreign Marketing, là một dạng marketing quốc tế cho phép các doanh nghiệp được triển khai các chiến dịch tiếp thị tại đất nước mà họ thâm nhập. Loại hình này yêu cầu các đơn vị kinh doanh cần phải hiểu biết rõ về những điểm khác biệt về ứng xử của người tiêu dùng hoặc hệ thống phân phối tại từng quốc gia.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế web – vươn tầm marketing ra quốc tế
3. Tầm quan trọng của marketing quốc tế đối với các doanh nghiệp hiện nay
Marketing quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng và mở thêm rất nhiều cơ hội mới cho thị trường trong nước. Hiện nay, các hoạt động marketing này ngày càng được mở rộng hơn, giúp các doanh nghiệp có thể làm nổi bật sản phẩm của mình tại thị trường trong nước và nước ngoài.
Marketing quốc tế mang lại nhiều cơ hội tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng khác nhau đến từ mọi tầng lớp cho các doanh nghiệp. Đây là một lợi thế giúp các tổ chức nâng cao vị thế cạnh tranh của mình hơn, đặc biệt là tại thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xoá bỏ những rào cản về ranh giới giữa các quốc gia nhờ áp dụng chiến lược marketing quốc tế, giúp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu trở nên linh hoạt và phát triển ngày một bền vững. Đồng thời người tiêu dùng có thêm nhiều sự chọn lựa hơn khi mà phạm vi mua sắm ngày càng mở rộng.
4. Các hoạt động cần có trong lĩnh vực marketing quốc tế
Các doanh nghiệp cần phải trải qua 3 bước cơ bản để xây dựng các chiến lược marketing toàn cầu hiệu quả.
4.1. Nghiên cứu và đánh giá thị trường thâm nhập
Đây là hoạt động đầu tiên trong chiến lược marketing quốc tế. Không giống như môi trường nội địa, thị trường quốc tế là một vùng đất mới mẻ, vô cùng màu mỡ. Muốn thực hiện tốt các chiến lược marketing toàn cầu, bạn cần nắm vững và chắc chắn những kiến thức cơ bản về nó.
Marketer phải đánh giá được tình hình tài chính, kinh tế cũng như các chính sách được áp dụng tại địa điểm đó. Mặt khác, đánh giá tiềm năng và sức cung-cầu của yếu tố như tình hình an ninh và chính trị cũng là việc rất cần thiết.
4.2. Nghiên cứu để phân khúc
Ở bước này, các Marketers sẽ phải xác định đâu là khách hàng tiềm năng của mình. Đây là một bước cực kỳ quan trọng nếu muốn xác định chính xác các yếu tố của khách hàng với nhu cầu và hành vi mua hàng của họ như: tuổi tác, giới tính, phạm vi địa lý, đặc điểm tâm lý xã hội,…
4.3. Thực hiện các chiến lược marketing
Đây là bước doanh nghiệp sẽ thực hiện các chiến lược marketing quốc tế của mình bằng cách định vị thương hiệu và sản phẩm của mình, đồng thời xây dựng chiến lược tiếp thị hỗn hợp. Chiến lược marketing quốc tế cũng không có quá nhiều yếu tố so với chiến lược marketing trong nước, bao gồm sản phẩm, giá, tiếp thị và phân phối.
Các công cụ này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp hơn khi khách hàng nhận dạng, tìm hiểu và trải nghiệm sản phẩm của công ty. Nếu thật sự đó là những sản phẩm hữu ích và phù hợp với nhu cầu, người tiêu dùng sẽ mua chúng để sử dụng.
5. Triển vọng và thách thức khi thực hiện marketing quốc tế
Sự tác động của quá trình toàn cầu hoá đã mang đến rất nhiều cơ hội mới cho marketing quốc tế phát triển vượt bậc. Nó mang trên mình rất nhiều thách thách thế nhưng cùng mở ra đầy triển vọng cho một cơ hội làm giàu của các doanh nghiệp. Đồng thời, sự mở cửa hợp tác giữa các nước trên thế giới và các Hiệp định tự do thương mại khu vực đã trở thành thời cơ lớn để các doanh nghiệp nắm bắt.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt những chiến dịch marketing quốc tế thì yêu cầu và đòi hỏi về kỹ năng chuyên ngành marketing thành thạo, chuyên nghiệp và vốn kiến thức về thế giới, về thị trường nước ngoài sâu rộng là những thứ mà các bạn sẽ phải chuẩn bị để tiến đến. Là một Marketer, bạn phải am hiểu về mọi lĩnh vực từ nhỏ nhất tới lớn nhất như bán lẻ, xã hội, luật, chính trị, kinh tế, công nghệ,…cho đến những nét văn hoá, phong tục, bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia để hạn chế xảy ra những cuộc khủng hoảng truyền thông khó lòng mà giải quyết được.
6. Ví dụ về marketing quốc tế giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này
Một ví dụ điển hình trong lĩnh vực marketing này chính là McDonald’s. Khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, họ tiến hành thực hiện một cuộc nghiên cứu chuyên sâu trước khi đưa ra một thực đơn hoàn chỉnh cho các thực khách Ấn. Toàn bộ menu được xây dựng lại để phù hợp và đáp ứng được khẩu vị và nhu cầu ăn uống của người Ấn Độ. Thực phẩm chay chiếm 40% các món ăn trong menu. McDonald’s cũng loại bỏ các loại thực phẩm như thịt bò hay thịt heo ra khỏi món ăn để tôn trọng văn hoá của người Ấn.
Có thể nói đây chính là một ví dụ về marketing quốc tế và chính điều này đã mang đến thành công cho các sản phẩm của McDonald’s trên thị trường Ấn và giúp thương hiệu này trở nên dần quen thuộc với người dân nơi đây.
Hy vọng rằng, bài viết trên đây mà G-OFFICE chia sẻ đã giúp bạn nắm vững được những kiến thức liên quan đến lĩnh vực Marketing quốc tế như định nghĩa và các dạng chính thức, các hoạt động của nó. Chỉ khi làm chủ và biết cách tận dụng các chiến lược này trong bối cảnh thị trường hiện nay, chắc chắn trong tương lai không xa, bạn sẽ mang lại thành công cho chính doanh nghiệp của mình.