Lời giải nào cho “bài toán” thiếu nhân lực trầm trọng trong logistics – vận tải
Hiện trạng nhân lực trong nhóm ngành logistics
Như đã nói, logistics là một khâu thiết yếu trong sản xuất lưu thông hàng hóa nói chung cả trong tiêu dùng nội địa, xuất khẩu Logistic hiệu quả tối ưu, sản xuất kinh doanh càng đạt giá trị lớn lợi thế cạnh tranh cao trong bối cảnh quốc tế mới hoạt động này đòi hỏi nguồn nhân lực mới, số lượng cần nhiều hơn lượng nhân lực cũng có những yêu cầu khác biệt, chúng tôi ghi nhận quan điểm của một số chuyên gia doanh nhân về nội dung này. Sau những ảnh hưởng tiêu cực về logistics nói chung và tại Việt Nam bị thiệt hại lớn nhưng đây cũng là thời điểm giúp cộng đồng doanh nghiệp nhận thấy khả năng thích nghi rất nhanh của toàn ngành, thay vì tập trung giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu như trước. Thương trường xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp tập trung nguồn lực, đổi mới sáng tạo chuyển dịch hoạt động Logistic và thị phần tiêu thụ nội địa, đặc biệt là gắn liền với nhu cầu giao thương Online. Tốc độ tăng trưởng chóng mặt của mua bán trực tuyến đang vừa mang tới cơ hội, vừa cho thấy thách thức của ngành Logistic. Bà Phạm Thị Bích Huệ chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Western Pacific – Phó chủ tịch hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nêu cụ thể: “Các trung tâm logistics và thương mại điện tử nổi lên và đòi hỏi những vị trí để tạo ra hạ tầng thiết yếu cho ngành, nếu như chúng ta có liên kết lại với nhau và kiến nghị với chính phủ tiếp cận được quy hoạch thống nhất sẽ có thể đi nhanh hơn các công ty đa quốc gia nước ngoài. Do các thủ tục pháp lý chúng ta mạnh hơn, phải có các doanh nghiệp đầu đàn tạo ra những hiệu ứng, trung tâm mới nhằm điều tiết thị phần thị trường.”
Giải pháp cho bài toán thiếu nhân lực
Trong giai đoạn kinh tế mới thách thức của ngành Logistic là bài toán phải đổi mới công nghệ với tốc độ nhanh hơn, đòi hỏi chi phí vốn, chi phí đầu tư vào các trung tâm Logistic mạnh hơn cùng nhiều nguồn đầu tư khác. Bà Cao Thị Quỳnh Giao – Phó giám đốc công ty cổ phần phát triển hàng hải Việt Nam, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh khẳng định cốt lõi vẫn là cần nguồn nhân lực chất lượng hơn mới hơn: “Thiếu hụt nguồn nhân lực logistics là một tình hình chung, bên cạnh cái nguồn nhân lực trẻ có những tinh thần nhiệt huyết và sáng tạo, chúng tôi cần cái nguồn nhân lực lành nghề và có các kỹ năng cao, phục vụ cho các dịch vụ cụ thể như phát triển về demo về Logistic container. Khi chuyển đổi số, công nghệ số và số hóa nguồn nhân lực, đó là áp lực của cả hai bên của một đơn vị có nhu cầu và một bên là đơn vị cung cấp. Nhiều doanh nhân tự tin vào tương lai của ngành logistics Việt Nam khi Chính phủ đang có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm tới ngành. Ở cấp độ địa phương, bộ ngành khi quy hoạch các vùng các khu công nghiệp đều và đang đặt vấn đề ưu tiên cho Logistics với hy vọng Việt Nam sẽ xây dựng được một chuỗi logistics đạt yêu cầu từ cấp độ thấp nhất đến mức cao nhất. Nói như nhiều doanh nhân đầu ngành thì ngành đang cần những công nghệ có được các giải pháp kết nối tất cả các chuỗi cung ứng, chuỗi logistics trong nước với nhau, đây là thị phần lớn, đòi hỏi nhân lực đổi mới sáng tạo, nhân lực chuyển đổi số Việt Nam để logistics Việt Nam thực sự lớn mạnh,.cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia đang xuất hiện ngày càng nhiều và thâu tóm dần thị phần logistics nội địa. Đáng chú ý theo ông Nguyễn Duy Minh – Tổng thư ký hiệp hội Logistics Việt Nam, toàn ngành đang không chỉ thiếu nhân lực công nghệ cao, nhân lực đổi mới sáng tạo mà thiếu cả những nhân công lành nghề cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Chỉ tính đến 2025 ngành có thể thiếu tới 300 nghìn lao động cho hầu hết các vị trí. Cộng đồng, doanh nghiệp đang rất cần những chương trình chính sách hỗ trợ từ tầm vĩ mô cho tới những hoạt động bài bản ở các bộ, ngành.
Tầm nhìn nhân sự trong vận tải
Phát triển các nguồn nhân lực, ngành dịch vụ Logistics Việt Nam về lâu dài sẽ hướng đến một cái mục tiêu quan trọng là minh bạch hóa năng lực trong ngành. Ví dụ như một doanh nghiệp, họ muốn tìm vị trí A thì họ chỉ cần cái ứng viên đó có cái chứng chỉ có thể làm được công việc A. Chứ còn hiện nay nếu mà họ tìm vị trí A có khi lập lại có nhiều kỹ năng là B,C,D khác nhưng mà doanh nghiệp lại đang truy tìm A, cho nên là làm về lâu dài, chúng tôi nghĩ rằng có thể minh bạch hóa năng lực trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Với hy vọng đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành, đồng thời triển khai hiệu quả nghị quyết 54 thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 với những nhiệm vụ giải pháp cụ thể về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển nhân lực logistics, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cơ quan chủ quản hoạt động đào tạo nhân lực khối ngành sản xuất cũng tăng cường hoạt động phối hợp đào tạo nhân lực ngành này, ví dụ như phối hợp với đại sứ quán Australia tại Việt Nam, triển khai chương trình thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp Logistic với giáo dục nghề nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Các hoạt động từ cấp độ nhỏ đến vừa đã góp phần khẳng định tính thiết thực của vấn đề. Ngành logistics, đang và sẽ càng đóng góp nhiều cho kinh tế đất nước, nhân lực của ngành cần được quan tâm đào tạo và phát triển nhiều hơn từ cấp độ doanh nghiệp đến cấp vĩ mô. Các bên đều coi đào tạo nhân lực và thúc đẩy đổi mới sáng tạo là giải pháp quan trọng, thiết yếu, góp phần phát triển mạnh ngành Logistic Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó Logistics có thể đóng góp từ 8 cho đến 10% GDP kể từ năm 2025.
Nguồn: VOV1