Khai thác tiềm năng lớn phát triển và tối ưu ngành vận tải – Logistics
Thực trạng nhóm ngành vận tải hiện nay
Hiện nay Việt Nam có hơn 3000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó 89% doanh nghiệp trong nước 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% Doanh nghiệp nước ngoài theo thống kê của hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tốc độ phát triển của ngành tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14 cho đến 16% với quy mô khoảng 40 cho đến 42 tỷ đô la mỹ mỗi năm, các hoạt động Logistic tập trung vào giao nhận vận tải nội địa khai thác cảng biển và cảng hàng không kho bãi, quản lý hành, vận tải quốc tế, trong đó vận tải là lĩnh vực dịch vụ quan trọng nhất trong hệ thống phân tích Việt Nam. Làm thế nào để giảm giá thành sản phẩm dịch vụ Logistic là điều quan trọng nhất bà Cao Cẩm Linh – giám đốc chiến lược tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel – Viettelpost cho rằng chưa bao giờ các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam phải nỗ lực, dốc sức nhiều đến như vậy để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như đợt dịch lần này, bà cao Cẩm Linh lấy ví dụ từ thực tế tìm đường cho trái phải của Việt Nam sang châu âu: “Trái phải ở Việt Nam thì chúng ta bán thời kỳ đó đâu đó được khoảng 40.000 – 50.000 một cân nhưng khi chúng tôi đem qua đức thì chúng tôi bán được 18 Euro một cân. Là người bán được hàng sẽ cảm thấy vui và thứ hai là doanh nghiệp của chúng tôi cũng cảm thấy vui bởi vì chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh, nhưng thứ ba là đất nước của chúng ta đã có thể truyền không được một trái vải ra thị trường quốc tế đấy là cái việc mà chúng tôi là một doanh nghiệp lớn chúng tôi phải lựa chọn một con đường khó, nhưng nó sẽ phát triển bền vững không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho đất nước ta.”
Năm 2014 xuất nhập khẩu của nước ta có thể vượt mốc 660 tỷ đôla mỹ, kết quả này có sự đóng góp lớn của doanh nghiệp Logistics. Mặc dù vậy, chi phí dịch vụ của lĩnh vực này còn khá cao, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, quy mô và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu, năng lực cạnh tranh chưa cao so với các nước trong khu vực, ông Nguyễn Đình Vinh – chủ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ cho biết: “Về kinh doanh xuất khẩu thì ở đây bài toán đó là lưu giải quyết các vấn đề lưu bãi và lưu kho trong thời gian càng ngắn càng tốt vì đặc thù các mặt hàng. Ví dụ như là gỗ nhập về từ bên khu vực châu Phi mà về cả Hải Phòng, Hoàng Diệu và các tỉnh lân cận thì lưu bãi trong thời gian rất là lâu mà gỗ khi để lâu như vậy thì nó cũng giảm đi chất lượng vì mưa gió để trên bãi. Do đó cần đẩy nhanh và đưa vào sản xuất trong thời gian nhanh nhất có thể.”
Thách thức cho việc nắm bắt tiềm năng phát triển ngành vận tải
Theo cách tính của ngân hàng thế giới các thành phần và tỉ lệ của các thành phần trong tổng chi phí logistics của Việt Nam bao gồm chi phí vận tải chiếm tới 60 % tổng chi phí logistics, chi phí tồn kho và chi phí quản lý là 40% những nguyên nhân chính đẩy chi phí vận tải trong hoạt động logistics ở Việt Nam lên cao. Như là chất lượng hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là các cảng biển và đường sắt kết nối hạ tầng kết nối phương tiện còn kém vận tải đa phương thức đã kết hợp các ưu điểm của từng phương thức vận tải cũng chưa phát triển hiệu quả ở Việt Nam ông Nguyễn Tấn Vinh – chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần vận tải và thương mại đường sắt cho biết: “ Thách thức lớn nhất là do cơ sở hạ tầng đây là cái khó khăn mà các doanh nghiệp lo lắng. Tiếp theo, hạn chế về quy mô vốn quy mô doanh nghiệp, trình độ quản lý và chuyên môn và đặc biệt là các chi phí mềm. Hiện nay, các doanh nghiệp logistics nước ngoài rất là lớn người ta có đủ nghệ đủ kinh nghiệm và quy mô để người ta có thể cạnh tranh làm cho Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn.”
Theo phân tích của các chuyên gia thực tế hiện nay, năng lực công nghệ của doanh nghiệp, Logistic nước ta còn yếu nhân sự không được đào tạo bài bản và năng lực quản trị còn hạn chế Bà – Đặng Minh Phương – chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần MP logistics cho rằng đại dịch covid-19 đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải đa dạng hóa các chuỗi cung ứng chuẩn bị những kịch bản để có thể ứng phó với những tình huống có thể xảy ra, đồng thời phối hợp tốt với các đối tác để không bị đứt gãy nguồn cung: “Hiện nay là thiếu lao động rất là nhiều thì tôi nghĩ rằng làm sao có những chính sách phù hợp với người lao động để giữ chân người lao động, chứ còn không thì cái đó cũng là cái yếu tố làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Khi không có lao động thì chúng ta không sản xuất được, không thể giao hàng được thì chúng ta là 1 Trần trong chuỗi cung ứng của toàn cầu cũng như là đặc biệt là tại Việt Nam mà nếu đã dừng sản xuất thì chúng ta là làm cho đẩy mạnh cho sự đứt gãy chuỗi cung ứng.”
Từ tháng 9 năm 2020, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 136 nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong các ngành các cấp và các địa phương cho đến năm 2030, một số nội dung liên quan đến giao thông vận tải và Logistics đã được quy định cụ thể. Tuy nhiên vẫn cần hoàn thiện khung pháp lý logistics minh bạch phù hợp với xu thế phát triển hiện nay tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ Logistic Việt Nam. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng chỉ khi đồng nhất được bốn yếu tố đó là quản trị quy trình, nhân lực và công nghệ thông tin thì doanh nghiệp mới chiếm được ưu thế dẫn đầu cùng tạo ra một nền tảng liên kết doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp Logistic trong tình hình hiện nay.
Giải pháp cho ngành vận tải Việt nắm bắt và tận dụng tiềm năng phát triển
Tại diễn đàn logistics Việt Nam 2021 với chủ đề phát triển nhân lực logistics được tổ chức mới đây, các doanh nghiệp nhà quản lý và các chuyên gia cũng đã đề xuất giải pháp nhằm phát huy nội lực nhanh chóng phát triển Logistic lên tầm cao mới để tận dụng tối đa những tác động tích cực đến từ việc thực thi các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết
Theo bộ công thương, ngành Logistic nước ta đang được Chính phủ và các bộ, ngành, các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả nhằm giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo thuận lợi để phát triển hạn chế tối đa sự đứt gãy các chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, đồng thời chuẩn bị tốt việc phục hồi tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Các doanh nghiệp Logistic đang nỗ lực chuyển đổi phương thức hoạt động, chuyển đổi số tăng cường đầu tư trang thiết bị và chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế vấn đề được đặt ra hiện nay là làm gì để các doanh nghiệp logistics của Việt Nam mạnh hơn trong thời gian tới? Câu trả lời được nhiều chuyên gia gợi mở đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để phát huy thế mạnh của từng doanh nghiệp. Bà Accarintac – giám đốc ngân hàng thế giới tại Việt Nam thông tin: “Chỉ số logistics 2019 cho thấy dù Việt Nam đã cải thiện được 25 bậc nhưng vẫn còn xếp sau các nước khác trong khu vực như Trung Quốc và Thái Lan. Trong những năm vừa qua, chúng ta thấy cổng thông tin về thương mại tự do của Việt Nam với sự hỗ trợ của ngân hàng thế giới đã được triển khai. Tuy nhiên Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa về lĩnh vực này.”
Ông Lê Quang Trung – phó tổng giám đốc tổng công ty Hàng hải Việt Nam phó chủ tịch hiệp hội logistics Việt Nam nêu thực tế, trong thời gian qua, ngành Logistic của nước ta vẫn còn rất nhiều khó khăn để khẳng định vai trò huyết mạch lưu thông hàng hóa quốc gia và kết nối Việt Nam với thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ đó thì cần nhiều hơn sự đồng hành của Chính Phủ trong việc tăng tính kết nối trong quy hoạch hệ thống cần tạo ra các phương để kết nối giữa các hệ sinh thái Hàng Hải bao gồm vận tải biển Logistic, hoạt động của các cảng biển kết nối các trung tâm kinh tế đẩy mạnh tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa hướng về việc các doanh nghiệp sử dụng chung hạ tầng. Bên cạnh đó cần tăng cường kết nối về chuyển đổi số để kết nối thông tin trong giao thương. Ông Lê Quang Trung đề xuất: “Chúng ta có thể đầu tư vào hệ đầu tư, chủ động trong nhiều vấn đề về xây dựng đội tàu của Việt Nam có thể đi tới các vùng biển sang Châu u hay sang Mỹ các tuyến vận tải dài. Bằng cách đó thì chúng ta sẽ khắc phục được sự phụ thuộc chuỗi cung ứng của Logistic Việt Nam trong các công tác về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam mà cho đến thời điểm này thì gần như là đến 90% là chúng ta phải dựa vào các hãng tổ quốc tế.” Thời gian qua, ngành logistics của nước ta đã có bước phát triển đáng kể vươn lên vị trí thứ ba trong khu vực Asean về chỉ số hiệu quả Logistics. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và kinh tế số đang là xu hướng chủ đạo các hoạt động logistics xuyên suốt từ sản xuất tới tiêu dùng ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, dịch vụ nói riêng và của nền kinh tế nói chung, phát triển Logistic và quản lý chuỗi cung ứng đang là vấn đề đặt ra đòi hỏi các bộ, ngành địa phương và doanh nghiệp cần phải có những giải pháp phù hợp và phối hợp hành động để mang lại hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.