Categories
Blog
Giám đốc chiến lược là gì? Giám đốc chiến lược là người xây dựng và giám sát các chiến lược để phát triển hoạt động kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một nhiệm vụ nhỏ trong các nhiệm vụ khác của giám đốc chiến lược. 
Hãy cùng G-OFFICE đi tìm đáp án cho câu hỏi giám đốc chiến lược là gì và những công việc cũng như mức lương khi bạn đảm nhiệm vị trí này nhé!

1. Bạn có hiểu giám đốc chiến lược là gì không? 

Trong một doanh nghiệp, công ty kinh doanh làm ăn, buôn bán, giám đốc chiến lược đóng một vai trò không thể thiếu cho sự thành công và tồn tại của chính doanh nghiệp đó. Nói cách khác, vị trí này luôn được coi là cánh tay phải của các CEO.
Thành công của một doanh nghiệp không chỉ tập trung ở các vấn đề liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt mà nó còn bao gồm những chiến lược bán hàng, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Với xu hướng toàn cầu hoá, xã hội không ngừng thay đổi và phát triển, dẫn đến nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo.
Chủ doanh nghiệp luôn là những người cực kỳ bận rộn với một núi công việc cần phải làm, nhất là những nhà lãnh đạo ở những doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Mục tiêu của họ luôn là tìm ra giải pháp kinh doanh tốt để thúc đẩy quá trình bán hàng. Do đó, việc nắm bắt chính xác và chi tiết nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng đối với các CEO khá là khó khăn. 
Lúc này, giám đốc kinh doanh xuất hiện như một trợ thủ đắc lực để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nắm bắt đúng nhu cầu thị trường, tâm lý và hành vi của người tiêu dùng. Từ đó đề xuất những phương án và kế hoạch để thay đổi chiến dịch bán hàng hoặc chất lượng sản phẩm. Giám đốc chiến lược cũng giống như một cây cầu nối, kết nối nguyện vọng của người trải nghiệm dịch vụ, của khách hàng với CEO và doanh nghiệp. 

giam doc chien luoc la gi

Vậy tóm lại giám đốc chiến lược là gì? Giám đốc chiến lược là người giàu kinh nghiệm, có đầy đủ kiến thức chuyên môn để đưa ra các giải pháp cũng như lên kế hoạch cho việc sản xuất, mua bán, quảng bá sản phẩm, đồng thời xây dựng các chiến dịch thu hút khách hàng chú ý tới sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Việc bán hàng diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, mang về nguồn lợi nhuận cao cho doanh nghiệp chính là các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing của giám đốc chiến lược đã thành công, hiệu quả và được nhiều người đón nhận. 

2. Công việc của giám đốc chiến lược là gì? 

Ngay từ cái tên, chúng ta đã có thể hình dung ra công việc của một giám đốc chiến lược có liên quan đến những vấn đề về quản trị chiến lược. Tuy nhiên, để hiểu rõ và chi tiết về công việc này thì không phải ai cũng dám khẳng định rằng mình biết hết tất cả. 
Một giám đốc chiến lược thường đảm nhận những nhiệm vụ chính như sau: 

2.1. Đề xuất các chiến lược kinh doanh cụ thể và rõ ràng.

Doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại thì phải xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển lâu dài và giám đốc chiến lược sẽ là người và xây dựng định hướng con đường ấy. Công ty rất dễ bị lạc lối hoặc dậm chân tại chỗ và chỉ loanh quanh một lối đi cũ không thế thoát ra để phát triển nếu như không có định hướng và con đường phát triển cụ thể.
Sau khi nghiên cứu và phân tích toàn bộ các tác nhân và yếu tố có liên quan đến khách hàng thì giám đốc chiến lược sẽ là người đưa ra ý tưởng, kế hoạch và chiến lược bán hàng để ban lãnh đạo hoặc CEO phê duyệt. Giám đốc chiến lược phải biết nắm bắt thời cơ để phát triển ngay khi có ý tưởng và cơ hội. Nếu cứ chần chừ suy nghĩ và lo sợ thì cơ hội sẽ biến mất rất nhanh và khó mà có được cơ hội thứ hai tốt như vậy. Đây là một phần trong các nguyên tắc làm ăn, kinh doanh. 

xay dung chien luoc kinh doanh

2.2. Lập kế hoạch và tiến hành thực hiện dự án

Sau khi kế hoạch đã được thông qua, giám đốc chiến lược sẽ phải tiếp tục phát triển ý tưởng đó và đi vào khai thác chi tiết từng đầu mục. 
Hãy tưởng tượng thế này để dễ hiểu hơn: việc đề xuất kế hoạch mới giống như một cái thân cây. Nhiệm vụ của giám đốc chiến lược là vẽ thêm cành, lá và hoa gắn đầy vào cái thân cây ấy để tạo nên một cái cây trọn vẹn và hoàn chỉnh. Công việc thêm thắt ấy gọi là xây dựng kế hoạch. 
Từ đây, chúng ta có thể hiểu xây dựng kế hoạch chính là việc liệt kê cụ thể và rõ ràng các công việc cần thực hiện để hoàn thành một chiến lược. Để chiến lược có thể hoạt động hiệu quả thì giám đốc chiến lược cần chia nhỏ các kế hoạch thành từng đầu mục nhỏ để thực hiện dễ dàng hơn, tránh ôm đồm quá nhiều việc khiến cho công việc trở nên lộn xộn và rắc rối, dẫn đến mọi việc không thể xử lý được. 
Sau khi xây dựng kế hoạch xong thì giám đốc chiến lược sẽ là người trực tiếp triển khai luôn kế hoạch đó, bởi họ là người hiểu rõ nhất ý nghĩa và mục đích của những chiến lược này. Không nên để người khác tiếp quản vì sẽ rất dễ bị hiểu sai ý tưởng ban đầu. Giám đốc chiến lược sẽ phải thực hiện các công việc như: lên chi phí, liên hệ với đối tác và các bên liên quan để trao đổi thông tin và đàm phán nhằm phục vụ cho kế hoạch được diễn ra một cách suôn sẻ. 

thuc hien du an

2.3. Giải thích cho các phòng ban và bộ phận hiểu rõ kế hoạch chiến lược

Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người biết truyền tải mục đích của mình đến với các nhân viên. Bởi một chiến lược thành công và gây được ảnh hưởng to lớn không chỉ dựa vào sức mạnh của một cá nhân mà phải là sức mạnh của cả một tập thể. 
Để có thể thực hiện tốt dự án, giám đốc chiến lược phải biết cộng tác và phối hợp với các phòng ban, các bộ phận trong công ty. Khi làm việc với nhiều người như vậy, giám đốc chiến lược cần diễn đạt và thuyết trình dễ hiểu để mọi người có thể hiểu được ý nghĩa và mục đích của những công việc mà bản thân họ đã, đang và chuẩn bị thực hiện. 

giai thich voi cac bo phan

2.4. Giám sát và kiểm tra việc thực hiện dự án, chiến lược

Trong quá trình triển khai kế hoạch, dự án cần có người giám sát mọi hoạt động để tránh việc chậm tiến độ thực hiện kế hoạch và không ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc. Giám đốc chiến lược phải là người cập nhật tình hình liên tục để kịp thời nhắc nhở và đôn đốc nhân viên, đồng thời giải quyết những tình huống phát sinh ngoài mong muốn. 
Làm được việc đã khó, giữ được sự kiên trì trong công việc ấy còn khó hơn. Một chiến lược có thể kéo dài trong vòng vài tháng hoặc có khi cả 1,2 năm. Chỉ cần xảy ra bất kỳ sơ suất nào, đứt đoạn giữa chừng thì mọi công sức từ trước đó sẽ tan thành mây khói. Nếu kế hoạch không thể khắc phục và sửa chữa kịp thời thì tất cả kế hoạch tiếp theo cũng sẽ vô ích. 

giam sat thuc hien du an

2.5. Xây dựng các biện pháp phòng tránh rủi ro

Kế hoạch nào, chiến lược nào đôi khi cũng sẽ gặp phải những trường hợp không như mong muốn. Đó có thể là những mối nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường kinh doanh, xuất phát từ sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ, hoặc do tình hình dịch bệnh, thời tiết cũng có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch và chiến lược. 
Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng kế hoạch, giám đốc chiến lược cần phải tính toán và lên những phương án giải quyết để phòng ngừa khi xảy ra trường hợp xấu nhất. Công ty đó sẽ làm ăn phát triển và thịnh vượng nếu đi đúng hướng. Và chỉ cần một sai lầm nhỏ, một quyết định nóng vội, một suy nghĩ bộc phát sẽ làm ảnh hưởng đến cả một tập thể, ảnh hưởng đến rất nhiều cá nhân, thậm chí công ty có thể bị phá sản. 

phong ngua rui ro

3. Quyền lợi và mức lương dành cho giám đốc chiến lược

3.1. Quyền lợi

Bạn sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi khi trở thành một giám đốc chiến lược. Bạn sẽ được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và không ngừng thay đổi. Bạn cũng sẽ được đóng chế độ bảo hiểm đầy đủ theo quy định của Nhà nước. 
Trong quá trình thực hiện các chiến lược, kế hoạch, bạn sẽ có thể được gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều các đối tác đến từ nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ tạo điều kiện cho bạn tham gia vào các chương trình, khoá học đào tạo trong nước hoặc ở những nước khác đang phát triển để cống hiến cho công ty. 

quyen loi

3.2. Mức lương

Với khối lượng công việc áp lực và căng thẳng như vậy thì mức lương phổ biến dành cho vị trí giám đốc chiến lược có thể rơi vào khoảng 25-50 triệu/tháng, trung bình khoảng 40 triệu/tháng. Đây là một mức lương cực kỳ xứng đáng với vị trí lãnh đạo như thế. 
Đó chưa bao gồm cả thưởng các dịp lễ, tết, lương tháng thứ 13,…Nói chung, khoản thu nhập này không có gì phải bàn cãi, bởi giám đốc chiến lược thường làm việc tạo các công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn lớn. 

muc luong

4. Yêu cầu đối với giám đốc chiến lược là gì? 

Để giữ chắc được chiếc ghế giám đốc chiến lược, bạn cần phải có kinh nghiệm ít nhất là từ 4-5 năm trở lên, nhiều nhất là 10 năm cho các vị trí tương đương hoặc từng đảm nhiệm những nhiệm vụ gần giống như trên. Kinh nghiệm sẽ được ưu tiên hàng đầu còn học vấn sẽ được quan tâm thứ hai. Bởi nếu bạn đã có kinh nghiệm dày dặn thì các công ty hay tập đoàn lớn cũng sẽ không dại gì mà bỏ lỡ bạn kể cả khi bạn học trái ngành. 
Giám đốc chiến lược phải có trình độ học vấn tốt nghiệp Đại học, có bằng Cử nhân liên quan đến các ngành như Marketing, Kinh tế, Quản trị,…Vị trí này cũng ưu tiên cho những người thành thạo từ một ngôn ngữ trở lên, trong đó tiếng anh là bắt buộc và phải am hiểu về Tin học văn phòng. Bạn cần chuẩn bị các chứng chỉ liên quan để xác nhận năng lực của mình. 
Bên cạnh đó, giám đốc chiến lược cần phải đam mê và yêu thích kinh doanh, không ngại xông pha, quyết tâm làm việc lớn, bởi công việc này yêu cầu rất cao nên bạn sẽ rất dễ bị lung lay suy nghĩ và nhanh bỏ cuộc giữa chừng khi gặp khó khăn hay thất bại. 
Giám đốc chiến lược không chỉ cần am hiểu về khách hàng, thị trường, kinh tế,…mà còn phải thành thạo các vấn đề xã hội để nhanh chóng nắm bắt vấn đề và phân tích các tình huống. 
Đương nhiên, các kỹ năng mềm cũng là yêu cầu không thể thiếu đối với vị trí giám đốc chiến lược. Bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán cũng như năng lực xử lý sự cố phát sinh và xây dựng kế hoạch,…Ngoài ra, bạn cần có một tinh thần thép, chịu đựng được áp lực của công việc và biết cách sắp xếp, cân bằng thời gian hợp lý giữa công việc ở công ty và việc cá nhân. 

yeu cau voi giam doc chien luoc

5. Tạm kết 

Trên đây, G-OFFICE đã giải đáp thắc mắc và cung cấp tất cả những thông tin chi tiết liên quan đến giám đốc chiến lược là gì. Nếu bạn đang mong muốn và có hứng thú được làm việc tại vị trí này, đừng ngần ngại dấn thân và thử thách bản thân nhé! 
G-OFFICE xin chúc bạn sớm gặt hái được thành công khi quyết tâm và nỗ lực trở thành một giám đốc chiến lược. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Calendar

October 2024
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  

Categories

Recent Comments