Categories
Blog

Nhân sự là lực lượng quyết định sự ổn định và phát triển của mọi tổ chức. Vì thế mà quản trị nhân sự luôn là vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp ưu tiên giải quyết đầu tiên. Trong bài viết này, G-OFFICE sẽ cùng bạn tìm hiểu về vai trò của quản trị nhân sự.

1. Vai trò của quản trị nhân sự trong công ty

1.1. Thu hút, tuyển dụng và lựa chọn những ứng viên tiềm năng

Một kế hoạch tuyển dụng bài bản sẽ giúp tăng khả năng thu hút và tuyển dụng những ứng viên tiềm năng phù hợp với doanh nghiệp. Vì vậy, công việc quản lý nhân sự là lên kế hoạch tuyển dụng chi tiết và gửi cho các nhân viên phụ trách nhân sự – người trực tiếp triển khai tuyển dụng. 

Bên cạnh đó, nhà quản trị nhân lực còn phải cân nhắc áp dụng các phương pháp và công cụ tuyển dụng khác nhau nhằm tăng hiệu quả và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp khi tuyển dụng. 

1.2. Đánh giá năng lực làm việc của nhân viên

Nhà quản trị nhân sự có vai trò quan trọng gắn liền với nguồn nhân lực. Cụ thể, những người phụ trách nhân viên sẽ đảm nhận nhiệm vụ đo lường, phân tích và đánh giá năng lực chuyên môn cũng như thái độ và năng suất làm việc của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. 

Căn cứ vào những thông tin từ những lần đánh giá đó, bộ phận quản trị sẽ phát hiện được điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên và đưa ra những giải pháp phát huy tối đa năng lực làm việc của họ. 

1.3. Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự

Đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân sự được xem là một trong những công việc quan trọng thể hiện rõ vai trò của quản trị nhân sự. Nhà quản trị nhân lực sẽ xây dựng kế hoạch, quy trình quản lý nhân sự cụ thể về ngân sách, thời điểm, thời gian và số lượng cũng như đối tượng nhân sự sẽ tham gia vào quá trình đào tạo.

Thông qua các khóa đào tạo về kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng mềm, đội ngũ nhân lực sẽ có cải thiện rõ rệt về hiệu suất, năng lực cũng như trình độ làm việc. Điều này tạo nên nền tảng nhân sự vững chắc giúp công ty hiện thực hóa mục tiêu của mình thuận lợi hơn.

1.4. Quản lý và đề ra chính sách liên quan đến nguồn nhân lực

Công việc của phòng hành chính nhân sựđóng vai trò nòng cốt đối với bất kỳ bộ máy tổ chức nào. Những nhà quản trị sẽ chịu trách nhiệm quản lý và đề ra chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ chính sách do Nhà nước quy định.

Ngoài ra, họ còn cố vấn cho chủ doanh nghiệp hay người đứng đầu tổ chức giải quyết các vấn đề về con người dựa trên các chính sách về nhân sự.

1.5. Tư vấn cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp về vấn đề nhân sự

Trong quá trình vận hành công ty, khó tránh khỏi những vấn đề liên quan đến nhân sự xảy ra như nhân viên nghỉ việc, nhân viên vắng mặt không lý do hay các chế độ lương thưởng và phụ cấp. Chính vì thế, nhiệm vụ của phòng nhân sự là tư vấn cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp để có hướng giải quyết phù hợp nhất. 

Đây là công việc thường nhật của một nhà quản lý nhân sự giúp bộ máy hoạt động của tổ chức diễn ra một cách suôn sẻ.

1.6. Trợ thủ đắc lực của cấp lãnh đạo 

Thông qua bộ phận quản trị nhân sự, việc cấp lãnh đạo tiếp cận và tìm hiểu về một hay một nhóm người lao động trong doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dựa trên các hồ sơ thông tin, các báo cáo đánh giá về trình độ và năng lực chuyên môn mà những người phụ trách nhân sự cung cấp, ban giám đốc sẽ đưa ra những quyết định bổ nhiệm hay thuyên chuyển vị trí nhân sự một cách phù hợp.

1.7. Giám sát các bộ phận khác thực hiện các chính sách về nhân sự

Vai trò của quản trị nhân sự là kiểm tra cũng như giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình nâng cao nghiệp vụ nhân sự hay sự tuân thủ văn hóa doanh nghiệp của các bộ phận khác. 

Điều này góp phần không nhỏ thúc đẩy công ty quản trị tài nguyên nhân lực hiệu quả và đảm bảo việc quản lý diễn ra suôn sẻ.

2. Kỹ năng cần thiết của quản trị nhân sự

cong-viec-nhan-su-la-gi-ky-nang-can-co

2.1. Kỹ năng chuyên môn về nhân sự

Vai trò của quản trị nhân sự vô cùng quan trọng đồng nghĩa với việc những nhà quản trị nhân sự phải thành thạo các kỹ năng chuyên môn về nhân sự, như: Dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định chiến lược nhân sự, xây dựng kế hoạch về nguồn nhân lực trong tương lai, định hướng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, tổ chức tuyển dụng…

Nâng cao kỹ năng chuyên môn luôn là điều cần thiết đối với mọi vị trí công việc. Khi bạn có năng lực thì sẽ không bao giờ bị bỡ ngỡ trong bất kỳ môi trường và điều kiện nào. Và người làm nhiệm vụ quản lý con người thì kiến thức chuyên môn đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

2.2. Kỹ năng giao tiếp 

Công việc quản lý nhân sự đòi hỏi người làm ở vị trí đó phải có kỹ năng giao tiếp và làm việc với tập thể nhanh nhạy và khéo léo trong cách ứng xử với các đồng nghiệp khác. Những nhà quản trị nhân lực cần hiểu rõ tính chất công việc và tính cách của từng người để giúp đỡ và đưa ra lời khuyên hữu ích cho họ khi cần thiết.

2.3. Kỹ năng lắng nghe và đọc vị tâm lý

Đây là hai kỹ năng luôn song hành, bổ trợ cho nhau và đặc biệt quan trọng đối với những người làm nghiệp vụ nhân sự. Họ cần biết lắng nghe và đi sâu đi sát với nhân viên để có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách hay đề ra những chương trình nhân sự phù hợp. 

Lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân viên giúp những nhà quản trị nhân sự thuận lợi trong việc nắm bắt tâm lý người khác và có thể đánh giá chính xác tiềm năng của những ứng viên khi phỏng vấn. Nếu có khả năng đọc vị tâm lý tốt thì họ sẽ dễ dàng chia sẻ và giữ chân những nhân viên ưu tú ở lại cống hiến cho công ty.

2.4. Kỹ năng xử lý tình huống

Giải quyết những tình huống mâu thuẫn xảy ra giữa người lao động và doanh nghiệp là công việc đặc trưng cũng như vai trò của quản trị nhân sự. Người làm nghề này cần có “cái đầu lạnh cùng với trái tim nóng” để có thể đưa ra lời giải thỏa đáng mà không làm mất lòng hai bên.

Lời kết

Quản trị nhân sự luôn giữ vị thế quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Ở bài viết này, G-OFFICE đã nêu rõ vai trò của quản trị nhân sự và những kỹ năng cần thiết mà một nhà quản lý nhân sự cần trang bị. Hy vọng những thông tin mà G-OFFICE cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.

Hãy liên hệ với G-OFFICE để được tư vấn về phần mềm giúp việc quản trị nhân lực dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Mô hình quản trị nhân sự hiện đại- phương pháp quản lý nhân sự tối ưu

TOP 10 PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ CHUYÊN NGHIỆP 2021

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Calendar

December 2024
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  

Categories

Recent Comments