Categories
Blog

Marketing Digital là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy Marketing Digital là gì, gồm các hình thức và công cụ hỗ trợ nào?

1. Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là phương thức tiếp thị trực tuyến sử dụng các nền tảng kỹ thuật số như các thiết bị điện tử (TV, điện thoại di động…) hoặc dịch vụ Internet để quảng bá thương hiệu đến các đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Digital Marketing được tách thành 2 kênh riêng biệt là Online Marketing và Offline Marketing:

  • Online Marketing (tiếp thị trực tuyến): sẽ thực hiện các hoạt động tiếp thị trên môi trường Internet như social media (mạng xã hội), search engine (công cụ tìm kiếm), email (thư điện tử)… 
  • Offline Marketing (tiếp thị ngoại tuyến): sử dụng các nền tảng không cần thiết phải kết nối Internet để triển khai tiếp thị như bảng quảng cáo LCD, TV, điện thoại di động…
digital marketing la gi

2. Phân biệt 7 hình thức digital marketing và mô tả công việc

2.1. Content Marketing (Tiếp thị nội dung) 

Đây không hẳn là một hình thức Digital Marketing thuần túy vì content (nội dung) có thể tồn tại ở bất kỳ đâu. Nhưng chính vì xu hướng số hóa của thế hệ trẻ mà Content Marketing dần trở thành một phần quan trọng của Digital Marketing. 

Content Marketing là hoạt động tạo ra, phân phối và quản lý những nội dung hữu ích để thu hút và giữ chân khách hàng, qua đó nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng lượng người dùng tìm kiếm, truy cập vào website và tăng doanh số bán hàng. 

Mô tả công việc của Content Marketing: 

  • Quản lý và xây dựng nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video…) đăng tải lên website và các trang mạng xã hội của công ty;
  • Phối hợp với team Marketing để xây dựng kế hoạch content chi tiết cho các kênh truyền thông;
  • Chịu trách nhiệm sáng tạo và sản xuất các nội dung truyền thông như bài viết, ý tưởng hình ảnh, video…;
  • Viết bài duy trì, chăm sóc cho page. 
  • Cập nhật xu hướng mà khách hàng đang quan tâm để thường xuyên lên tin tức bổ sung vào kho nội dung bài viết
  • Mở rộng các kênh truyền thông chưa được khai thác; 
  • Theo dõi feedback của khách để điều chỉnh các nội dung sau này.

2.2. Search Engine Marketing (SEM – Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm)

Search Engine Marketing (SEM) là hình thức Digital Marketing dựa trên nền tảng các công cụ tìm kiếm để thu hút lượng khách hàng truy cập và tăng thứ hạng website của doanh nghiệp. 

Một số công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay là Google, Cốc Cốc, Bling… Nhờ những công cụ này, người dùng có thể tìm kiếm các thông tin ở các lĩnh vực mà họ muốn biết thông qua những từ khóa truy vấn. 

hinh thuc digital marketing

SEM bao gồm 2 kênh chính:

  • SEO (Search Engine Optimization): tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – là quá trình tối ưu hóa từ khóa để website có vị trí xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.
  • PPC (Pay Per Click): là hình thức quảng cáo trả phí để website, bài viết của bạn xuất hiện tại vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm nhằm thu hút lượng truy cập. Bạn sẽ mất phí với mỗi lượt click vào bài viết. 

Ứng với mỗi kỹ thuật thì sẽ có mô tả công việc khác nhau: 

Mô tả công việc liên quan đến SEO

Mô tả công việc liên quan đến PPC

– Xây dựng chiến lược SEO dựa trên các phân tích về sản phẩm/dịch vụ, nghiên cứu khách hàng và đối thủ;

– Làm việc với bộ phận IT (kỹ thuật) để xây dựng website hỗ trợ chuẩn SEO;

– Xây dựng bộ từ khóa truy vấn cho SEO;

– Hợp tác với bộ phận Content để xây dựng nội dung chuẩn SEO;

– Thực hiện chiến lược link building;

– Quản lý và dự tính chi phí hàng tháng;

– Theo dõi hiệu quả thực hiện SEO; 

– Báo cáo hiệu quả SEO cho cấp trên. 

– Đề xuất các PPC (pay per click) channel khác để mở rộng quy mô chiến dịch. Thử nghiệm và đánh giá để chọn lọc các kênh có hiệu quả; 

– Hợp tác với bộ phận Content Marketing và Designer tiến hành A/B testing. Theo dõi, báo cáo và đánh giá kết quả;

– Liên lạc với các ads partner để cập nhật các tính năng, xu hướng mới;

– Dự trù chi phí và ngân sách quảng cáo; thiết lập và phân tích kết quả chạy thử nghiệm cho dịch vụ mới.

 

2.3. Social Media Marketing (Tiếp thị qua mạng xã hội)

Đây là hình thức Digital Marketing dựa vào sự kết nối và lan tỏa thông tin mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter… để quảng bá sản phẩm/thương hiệu đến những đối tượng khách hàng mục tiêu

Đồng thời, tiếp thị qua mạng xã hội còn giúp doanh nghiệp khai thác thông tin về hành vi tương tác (lượt thích, chia sẻ, thời gian ở lại trang…) để thu thập dữ liệu về sở thích của khách hàng. Từ đó phục vụ cho các hoạt động Marketing Online sau này. 

Mô tả công việc: 

  • Nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, xác định kênh tiếp cận để xây dựng chiến lược marketing;
  • Lập kế hoạch nội dung, biên tập các nội dung tương tác trên các trang mạng xã hội của doanh nghiệp;
  • Quản lý, theo dõi các nhóm người quan tâm đến doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ trên các trang mạng xã hội và trả lời các bình luận để tăng tương tác;
  • Thu thập, phân tích insights của người dùng để cải thiện, điều chỉnh hợp lý;
  • Báo cáo định kỳ lên Trưởng phòng về hiệu quả các kênh social;
  • Hợp tác cùng các phòng ban khác như Quan hệ khách hàng, Sales,… để quản lý vị thế thương hiệu công ty và xác định đối thủ trên thị trường. 

2.4. Email Marketing (Tiếp thị qua thư điện tử)

Hình thức Digital Marketing này được thực hiện bằng cách gửi email (thư điện tử) một cách tự động tới hàng loạt tới khách hàng theo một lộ trình được đã sắp xếp để thông tin về các chương trình khuyến mại, ưu đãi hoặc các tài liệu có giá trị đến khách hàng. 

 email marketing

Dựa vào các dữ liệu thu thập về thị hiếu, xu hướng hành vi và khả năng tương tác của mỗi nhóm khách hàng mà tạo ra các lộ trình riêng. Từ đó giúp nuôi dưỡng tiềm năng của khách hàng.

Mô tả công việc của Email Marketing:

  • Thu thập và lập danh sách email từ các nguồn dữ liệu mà công ty có được; 
  • Quản lý và sắp xếp danh sách Email thật khoa học;
  • Quản lý quy trình Email Marketing hiệu quả, theo dõi các chương trình đạt đến chỉ số nhất định về tỷ lệ mở, tỷ lệ đọc, tỷ lệ xem nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng;
  • Phân tích cơ sở dữ liệu về hành vi, nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng;
  • Lập kế hoạch, thời gian gửi email marketing cho khách hàng
  • Tạo ra nội dung Email và thiết kế Template chuẩn mực, tương thích với các thiết bị để gửi khách hàng theo lịch trình; 
  • Thống kê, theo dõi và báo cáo hiệu quả của kế hoạch lên cấp trên.

2.5. Mobile Marketing (Tiếp thị qua điện thoại)

Là một trong những hình thức Digital Marketing, Mobile Marketing sử dụng hình ảnh, video hay các ứng dụng truyền tải qua các thiết bị di động (điện thoại di động, máy tính bảng…) để quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. 

Các hình thức Mobile Marketing phổ biến hiện nay là SMS/MMS (tin nhắn), WAP (giao thức ứng dụng không dây), các ứng dụng hoặc trong trò chơi trên điện thoại, mã QR, marketing dựa trên vị trí hoặc quảng cáo tìm kiếm. 

Vì Mobile Marketing chủ yếu là tiếp thị qua các ứng dụng (app) nên bài viết này sẽ chỉ đề cập đến mô tả công việc của Mobile App Marketing:

  • Phân tích thị trường mobile app; 
  • Sáng tạo tính năng và các ý tưởng về sản phẩm mobile app có ích cho người dùng;
  • Hợp tác với nhân viên thiết kế và lập trình viên để phát hành, cập nhật các sản phẩm mobile app.
  • Tối ưu trình bày sản phẩm trên Google Play (Android) hoặc App Store (Apple);
  • Thiết kế kịch bản quảng cáo và chạy quảng cáo mobile app;
  • Phân tích hành vi người dùng để cải tiến chất lượng sản phẩm.
  • Cân bằng trải nghiệm người dùng với chất lượng sản phẩm và lợi nhuận;
  • Phân tích số liệu để dự đoán tình huống không may xảy ra như sản phẩm lỗi, phản hồi không tốt, thị trường tăng/giảm…

2.6. Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)

Tiếp thị liên kết là một trong những hình thức digital marketing lâu đời nhất, trong đó bạn quảng cáo cho người khác các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và  bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng nếu bán được hàng. 

Cách thức để quảng bán sản phẩm phải qua các kênh trực tuyến như fanpage, blog, các hội nhóm trên mạng xã hội… 

tiep thi lien ket

Hình thức này đặc biệt phổ biến với các trang thương mại điện tử như Amazon, Lazada, Tiki, Shopee. Sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện trên những trang liên kết này và nếu có doanh thu, họ sẽ nhận được tiền hoa hồng cho việc thúc đẩy bán hàng đó.

Mô tả công việc:

  • Thiết lập, tạo cơ hội, phát triển và duy trì mối quan hệ với các đối tác liên kết;
  • Vận hành hoạt động tiếp thị liên kết và giúp tăng doanh thu;
  • Phổ biến tiến độ, hoa hồng và cách thức hoạt động cho các đối tác liên kết;
  • Hợp tác với bộ phận Content Marketing để tạo tài liệu tiếp thị liên kết;
  • Đào tạo và phát triển nhân lực trong team Đối tác;
  • Lập kế hoạch và tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị liên kết. 

2.7. Influencer Marketing (Tiếp thị người có ảnh hưởng)

Hình thức Digital Marketing này sử dụng những người nổi tiếng hoặc có tầm ảnh hưởng nhất định để truyền tải thông điệp từ thương hiệu đến thị trường. Nói rõ ràng hơn là thay vì quảng cáo trực tiếp đến khách hàng, các doanh nghiệp sẽ tiếp thị bằng cách truyền cảm hứng và trả tiền cho người nổi tiếng để giúp họ làm điều đó. 

Mô tả công việc của Nhân viên tư vấn Influencer Marketing:

  • Đề xuất ý tưởng, xây dựng và triển khai kế hoạch marketing dựa trên nhu cầu quảng cáo của khách hàng; 
  • Hợp tác với bộ phận Vận hành để chạy chiến dịch trên hệ thống;
  • Kiểm tra tiến độ và hiện trạng của chiến dịch, báo cáo kết quả tại từng thời điểm cho khách hàng.
  • Nghiên cứu những xu hướng mới, đặc trưng target của từng chiến dịch, nắm được phản hồi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ để đảm bảo chiến dịch tiến hành thành công.

3. Tổng hợp các công cụ đo lường hiệu quả của Digital Marketing

3.1. Công cụ nghiên cứu thị trường, đối thủ

Dù cho bạn là bên client hay agency thì quy trình nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ là một trong những công việc quan trọng nhất khi làm trong lĩnh vực Digital Marketing. Dưới đây là các công cụ hữu ích có thể giúp bạn làm được điều này:

  • Công cụ xếp hạng traffic website: SimilarWeb, Alexa, TrafficEstimate;
  • Công cụ nghiên cứu quảng cáo trên MXH Facebook: Data Rank, Social Ad Ninja, Social Bakers;
  • Công cụ nghiên cứu quảng cáo display:iTracker.vn, AdBeat, What Runs WhereMixRank, Moat;
  • Công cụ nghiên cứu quảng cáo tìm kiếm trả tiền (paid search): SEMRush, iSpionage, SpyFu, Adgooroo, KeywordSpy, The Search Monitor.

3.2. Công cụ hỗ trợ Social Media Marketing

Các công cụ này sẽ hỗ trợ nhân viên Digital Marketing trong việc quản lý nhiều tài khoản MXH cùng lúc bằng cách thiết lập lịch đăng tải nội dung tự động, giao tiếp với người theo dõi và quản lý nội dung trên một giao diện một cách rõ ràng trực quan. 

3 công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất là Hootsuite, SproutSocial, Buffer

cong cu do luong digital marketing

3.3. Công cụ phân tích và thực hiện A/B testing

A/B Testing là kỹ thuật chia đối tượng cần kiểm tra thành phiên bản A và phiên bản B để kiểm tra xem đâu là phiên bản có hiệu quả tốt hơn. Mục đích của việc này là để đo lường hiệu quả các mẫu quảng cáo, hoặc đánh giá kênh quảng cáo nào tối ưu hơn, giúp cải thiện giao diện và trải nghiệm người dùng UI, UX trên điện thoại… 

Khi thực hiện A/B testing cần có các công cụ hỗ trợ sau:

  • Công cụ phân tích, đo lường: Google Analytics, Clicky, Mixpanel, KISSmetrics, Appsflyer;
  • Công cụ thực hiện: Visual Web Optimization, Optimizely, UnBounce, Google Content Experiments

Thông qua bài viết này, G-OFFICE hi vọng có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi Digital Marketing là gì,gồm các hình thức và công cụ hỗ trợ nào. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm về phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả, hãy liên hệ với G-OFFICE để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ sớm nhất. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Calendar

October 2024
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  

Categories

Recent Comments