Phòng nhân sự là nơi đảm nhận những nhiệm vụ liên quan đến nguồn nhân lực của công ty. Đề khám phá sâu hơn về các chức danh trong phòng nhân sự, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của G-OFFICE.
1. Giám đốc nhân sự (Chief HR Officer)
Rất nhiều người trong chúng ta đã nghe tên của chức vụ này nhưng không phải ai cũng hiểu “Giám đốc nhân sự là gì?”. Đây chính là vị trí đứng đầu trong ngành nhân sự và thường xuất hiện ở những doanh nghiệp có quy mô lớn.
Các giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của nhân sự trong công ty, xem xét và đưa các quyết định liên quan đến vấn đề con người. Bên cạnh đó, họ còn xây dựng những chiến lược nhân sự tối ưu đảm bảo doanh nghiệp vận hành ổn định và hiệu quả.
2.Trưởng phòng hành chính nhân sự (HR manager)
Trưởng phòng hành chính nhân sự hay trưởng phòng nhân sự là chức danh có tầm ảnh hưởng lớn và được đánh giá cao trong công ty. Doanh nghiệp không thể thiếu trưởng phòng nhân sự dù chỉ một ngày nếu không muốn mất đi sự ổn định vốn có.
Vậy trưởng phòng nhân sự làm gì? Những công việc chính mà các trưởng phòng cần làm là xây dựng kế hoạch và điều phối các hoạt động quản lý nhân lực trong công ty. Họ còn có nhiệm vụ giám sát quá trình tuyển dụng, đánh giá nhân viên mới và tham gia đóng góp ý kiến trong việc đưa ra các quyết định về vấn đề nhân sự với các giám đốc cấp cao.
Đây còn là những người đóng vai trò làm cầu nối giúp mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trở nên gắn kết và công việc quản lý nhân sự nhờ đó cũng dễ dàng hơn.
3.Trợ lý nhân sự (HR assistant)
Vị trí này sinh ra với mục đích hỗ trợ trưởng phòng hành chính nhân sự giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự hàng ngày như chấm công, quản lý tài liệu và hồ sơ của nhân sự.
Trợ lý nhân sự cũng thường thực hiện các công việc liên quan đến tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới của công ty bao gồm: đăng tin tuyển dụng, thu thập và tổng hợp thông tin về các ứng viên…
4. Quản lý hành chính nhân sự (HR admin)
Những nhà quản lý hành chính nhân sự thường đảm nhiệm công việc sắp xếp và quản lý hồ sơ cũng như giấy tờ của nhân viên. Họ luôn cập nhật dữ liệu thông tin về nhân sự của công ty và quản lý chúng một cách chặt chẽ để liên hệ với nhân sự khi cần thiết.
Ngoài ra, những người quản lý này cũng hỗ trợ trong quá trình đề xuất kế hoạch và chiến lược đến cấp trên. Sau khi được cấp trên duyệt, họ sẽ phổ biến và bàn giao nhiệm vụ tới từng nhân sự cấp dưới để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
5. Chuyên viên tuyển dụng nhân sự (Recruitment Specialist)
Chuyên viên tuyển dụng nhân sự là vị trí được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Nhiệm vụ của những nhân sự làm chức danh này là thực hiện các công việc trong quá trình tuyển dụng nhân sự cho công ty. Họ sẽ tìm kiếm, tiếp cận và thu hút những ứng viên tiềm năng nộp đơn ứng tuyển.
Không những vậy mà họ còn phải giám sát toàn bộ quá trình tuyển dụng nhân sự của công ty để chọn ra những ứng viên phù hợp nhất với từng vị trí công việc.
Do tính chất quan trọng của chuyên viên nhân sự nên nhà tuyển dụng cần chú trọng và có những yêu cầu khắt khe khi tuyển dụng vị trí này.
6. Chuyên viên phụ trách tiền lương và phúc lợi (Compensations and Benefits Specialist)
Doanh nghiệp cần phải chú trọng đến đời sống cũng như các chế độ mà người lao động được hưởng, trong đó chính sách tiền lương nên được đặc biệt quan tâm. Bởi vậy, chuyên viên tiền lương và phúc lợi có phần được ưu ái hơn so với các chuyên viên phụ trách các mảng của nhân sự khác.
Đây là những người nắm giữ cán cân thu nhập của tất cả nhân sự trong công ty. Vậy nên, họ cần thật thận trọng và biết cách xử lý khéo léo và ổn thỏa những rắc rối phát sinh khi làm việc. Ngoài tiền lương, chuyên viên còn phải thông báo một cách rõ ràng các chính sách phúc lợi với toàn bộ nhân sự đang làm việc tại doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đảm bảo các chính sách của công ty không vi phạm vào quy định của nhà nước, chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần am hiểu về luật pháp.
7. Chuyên viên mảng đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
Những chuyên viên phụ trách mảng đào tạo và phát triển của phòng nhân sự đảm nhận việc lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo và tập huấn cho nhân viên. Nhờ vậy mà các kỹ năng và kiến thức của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phát triển góp phần rút ngắn thời gian công ty cần có để đạt được mục tiêu của mình.
8. Nhân viên hành chính nhân sự
Vị trí nhân viên hành chính – nhân sự có nhiệm vụ đề ra các kế hoạch nhân sự và chiến lược tuyển dụng cho công ty. Nhiệm vụ đó bao gồm những công việc như liên hệ trực tiếp và hẹn lịch phỏng vấn với ứng viên, sàng lọc để lựa chọn ứng viên phù hợp với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhân viên hành chính – nhân sự còn chịu trách nhiệm quản lý và sắp xếp văn bản cùng giấy tờ sổ sách của tổ chức một cách khoa học để tiết kiệm thời gian tìm kiếm khi cần. Không những thế mà họ cũng cần quản lý các công việc theo hệ thống và hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho.
Trên đây, G-OFFICE đã cùng bạn khám phá các chức danh trong phòng nhân sự và công việc cụ thể của từng vị trí. Có thể thấy rằng việc làm hành chính nhân sự vô cùng đa dạng cùng với mức lương hấp dẫn chính là những yếu tố khiến ngày càng nhiều bạn trẻ hứng thú với phòng ban này. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng xem bản thân phù hợp với vị trí nào để đạt kết quả cao khi ứng tuyển.
Nếu bạn muốn trải nghiệm đầy đủ tính năng của phần mềm quản trị G-Office, xin vui lòng đăng ký thông tin tại: G-OFFICE hân hạnh khi được đồng hành cùng mọi doanh nghiệp.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
TOP 10 phần mềm nhân sự HRM chuyên nghiệp nhất 2021
Những phương pháp quản trị nhân sự không thể bỏ lỡ