“Tại sao trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản vẫn luôn là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới?”. Chính cách quản lý nhân sự của người Nhật là một trong những lý do mang tới sự thành công này. Bằng cách nâng cao năng suất lao động của toàn bộ đội ngũ công nhân viên, họ luôn đạt được mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp.
Trong bài viết dưới đây, G-OFFICE sẽ chỉ ra cho bạn đọc 5 cách quản lý nhân sự của người Nhật hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể áp dụng để giúp doanh nghiệp luôn phát triển ổn định.
1. Lãnh đạo luôn quan tâm và lắng nghe nhân viên
Trong một doanh nghiệp, bất kể nhân viên nào cũng đều muốn nhận được sự quan tâm từ phía ban lãnh đạo. Vậy tại sao nhà quản lý không hỏi han nhân viên của mình bằng một câu đơn giản như “Tôi có thể giúp gì cho bạn không?” chứ đừng chỉ đưa ra những yêu cầu và bắt nhân viên của mình thực hiện.
Nhân viên sẽ cảm thấy họ thật sự được coi trọng khi mà người đứng đầu công ty bày tỏ sự quan tâm đến công việc hoặc đôi khi chỉ là những lời thăm hỏi nhỏ. Nếu bạn có thể làm được điều đó cho nhân viên của mình thì chắc chắn nhân viên nào cũng sẽ làm việc với thái độ tích cực, hăng say, lạc quan và nghiêm túc thực hiện những gì họ đã được giao.
Lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu
2. Tất cả mọi người trong công ty đều có quyền được nêu lên ý kiến của bản thân
Không chỉ trong mỗi doanh nghiệp mà ở đâu tất cả mọi người cũng đều có quyền bình đẳng. Do đó, các nhà quản lý hãy để cho nhân viên của mình được nêu lên ý kiến của bản thân dù đó có là vấn đề nhỏ nhất trong công ty đi chăng nữa.
Nhân viên là người thực hiện công việc hàng ngày của mình nên họ là người hiểu rõ nó nhất. Bạn sẽ có thể nhanh chóng giải quyết và đưa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm của mình nếu biết lắng nghe quan điểm và đóng góp của nhân viên nêu ra.
Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng
Chính nhờ bí quyết vàng này mà người Nhật không những tạo được hiệu quả cao trong công việc mà còn để xây dựng được mối quan hệ bền chặt giữa lãnh đạo và nhân viên.
3. Phát triển cách làm việc nhóm và phối hợp giữa các bộ phận
Để tăng sự tương tác và gắn kết các nhóm trong công ty với nhau, các nhà quản lý nhân sự Nhật Bản thường áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm. Thay vì chỉ quan tâm đến nhiệm vụ của bản thân, các nhân viên sẽ tích cực hơn trong các nhiệm vụ của nhóm. Điều này giúp các nhân viên chia sẻ, trao đổi với nhau nhiều hơn, tạo nên sự gắn bó giữa các phòng ban, giữa nhân viên và lãnh đạo.
Bên cạnh đó, việc phối hợp tốt giữa bộ phận của mình và những bộ phận khác là một trong những chức năng quan trọng của nhà quản lý doanh nghiệp bởi sức mạnh của những cá nhân khi gắn kết lại sẽ tạo nên một sức mạnh tập thể phi thường.
Làm việc nhóm và phối hợp giữa các bộ phận
4. Luôn xây dựng môi trường làm việc tin tưởng lẫn nhau
Khi làm việc trong một môi trường có sự tin tưởng giữa các đồng nghiệp, giữa nhân viên với lãnh đạo sẽ khiến nhân sự của bạn cảm thấy thoải mái, muốn được cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty cũng như củng cố được tinh thần làm việc của tập thể. Chính điều này góp phần làm giảm thiểu sự luân chuyển và tăng khả năng ổn định lao động. Nếu muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì việc ổn định nhân sự và cải thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là yếu tố vô cùng cần thiết.
5. Không la mắng nhân viên
Có một quy tắc luôn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp Nhật Bản ngày nay chính là việc nhà quản lý không bao giờ đe dọa, quát mắng hay trừng phạt nhân viên của mình, dù cho họ có mắc lỗi hay xảy ra sai sót trong công việc. Nếu bạn quát mắng nhân viên quá nhiều thì việc báo cáo những sai sót trong công việc sẽ khó có thể nào giải quyết nhanh chóng được. Nhân viên của bạn sẽ mang tâm lý sợ sệt, không dám báo cáo với lãnh đạo của mình, từ đó gây ra những thiệt hại nặng nề cho công ty.
Không quát mắng và đe dọa nhân viên khi họ làm sai
Hy vọng rằng với chia sẻ trên đây của G-OFFICE về cách quản lý nhân sự của người Nhật sẽ là “kim chỉ nam” giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển ổn định một đội ngũ nhân sự vững mạnh!