Nhân viên luôn là yếu tố quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp, không chỉ là một bộ phận mà còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển và thành công. Chính vì thế, quản lý con người như nào để mang lại nhiều giá trị nhất cho công ty luôn là mối bận tâm của các nhà quản trị. Ở bài viết này, G-OFFICE sẽ giới thiệu 9 kỹ năng quản lý nhân sự mà người quản lý cần có.
1. Làm tấm gương sáng
Đây là kỹ năng quản trị nhân sự đầu tiên mà người làm nhân sự phải nắm được. Trước khi nói người khác thì phải xem lại bản thân mình, đó là một điều tất yếu của xã hội bây giờ, bạn không thể “nhắc nhở” nhân viên trong khi chính bạn còn không tuân thủ các quy tắc của công ty đúng không nào?
Làm sếp, làm nhà quản lý luôn phải có trách nghiệm cao hơn, áp lực nhiều hơn và cáng đáng nhiều hơn nhân viên.
Nhân viên thường chỉ bận tâm đến khối lượng công việc và thời gian giao việc như thế nào, còn quản lý sẽ phải chịu trách nghiệm về tiến độ công việc, chất lượng nghiệm thu.
Nếu công việc đúng tiến độ thì không sao, nhưng nếu có lỡ xảy ra sai sót thì trách nghiệm sẽ thuộc về quản lý, chính vì vậy, đừng nghĩ làm quản lý là nhàn hạ, là áp lực ít hơn.
Là một nhà quản lý, hãy làm tấm gương sáng cho nhân viên về cả kỷ luật, công việc, tác phong.
2. Kỹ năng chuyên môn
Chắc hẳn không cần phải bàn luận quá sâu vào vấn đề này, đây gần như là kỹ năng quản trị nhân sự bắt buộc, kiên quyết mà ai cũng cần có trong công việc.
“Công việc không nuôi người nhàn hạ – tập thể không nuôi kẻ lười biếng” đã làm là phải làm cho đến cùng, vừa phát huy được giá trị của bản thân vừa khẳng định được chính mình.
Dù bạn là quản trị nhân sự hay nhân viên, thì cũng nên trau dồi khả năng, kỹ năng của mình để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.
- Dự đoán được nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp dựa trên đà tăng trưởng của doanh nghiệp
- Biết cách hoạch định, sắp xếp vị trí cho nhân sự một cách hợp lý và đúng năng lực
- Phác họa được chân dung nhân sự tiềm năng àm công ty cần.
- Xây dựng các buổi phỏng vấn theo yêu cầu
- Chuẩn bị nội dung, câu hỏi phỏng vấn các ứng viên
- Xây dựng các chương trình hội nhập thành viên mới
- Quản trị mục tiêu, xây dựng hệ thống quản trị nhân lực nhân viên, từ đó dễ dàng nắm bắt, tìm ra chìa khóa của nhân sự.
3. Kỹ năng nhân sự
Kỹ năng nhân sự là chìa khóa đã giúp không chỉ riêng các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo mà còn là chìa khóa để vận hành công việc, công ty một cách trơn chu, thuận lợi.
Một nhà quản trị giỏi là người phải dám nghĩ – dám làm, dám ra quyết định nhanh chóng. Trên thực tế, một dự án có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào nhà quản lý có cảm quan tốt hay không, cân nhắc được cái lợi, cái hại
Để có thể làm được như vậy, nhà quản lý phải am hiểu rộng, bao quát, tích lũy cả kiến thức công việc và đời sống.
4. Kỹ năng giao tiếp
Khả năng kết nối – giao tiếp với mọi người là một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Giao tiếp như nào để gắn kết – để kết nối – để hiểu nhân viên là trách nghiệm của các nhà quản lý.
Nhà quản trị nhân sự cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp này bằng cách thấu hiểu, rèn khả năng lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ, tích lũy kinh nghiệm của mình qua thời gian.
- Hành xử đúng mực, nhã nhặn, hài hào với đồng nghiệp và biết tự kiềm chế đúng mực
- Phong thái tự tin, giọng nói truyền đạt cảm xúc
- Có hiểu biết rộng là cư xử đúng mực mọi hoàn cảnh
- Thông minh, khéo léo tùy từng tình huống
- Truyền đạt ý khéo léo, lời nói chọn lọc
5. Kỹ năng thuyết phục
Giỏi ăn, giỏi nói, giỏi thuyết phục để giữ chân người tài, để bàn hợp đồng, để gặp đối tác.
Một người quản trị nhân sự giỏi phải là người có tài thuyết phục, điều hướng nhân viên, có tiếng nói trong nội bộ, trong nhóm nhỏ.
- Kỹ năng quản trị nhân sự này giúp nhà quản trị nhân sự trong nhiều tình huống:
- Thương lượng, đàm phán với nhân viên về lương, thưởng
- Đứng ra hòa giải giữa các xung đột trong công ty
- Thuyết phục cấp trên các đề xuất do cấp dưới trình lên
- Sử dụng trong các buổi phỏng vấn về vị trí, mức lương
6. Khả năng chịu áp lực cao
Luôn bị đè ép bởi KPIs, yếu tố con người cả ở trên và dưới. Khi bạn đã là nhà quản trị nhân sự thì những điều trên chắc chắn sẽ ở trên vai bạn.
Với môi trường áp lực cao như vậy, đòi hỏi nhà quản trị nhân sự sẽ có cái nhìn khác, hướng rẽ, tùy ứng với nhiều vị trí để thấu hiểu nhân viên.
Không những thế, nhà quản trị nhân sự còn phải chịu trách nghiệm kết quả với cấp trên, điều hành, giao việc cho nhân viên, với trách nghiệm là người ở giữa, vị trí này chịu rất nhiều áp lực vô hình cả về tinh thần lẫn công việc.
7. Kỹ năng phân chia công việc
Là nhà quản lý nhân sự, đây là một kỹ năng không thể thiếu, chẳng ai làm được việc lớn một mình cả, tất cả họ đều có người đồng hành, người giúp đỡ, sự đồng lòng.
Vì vậy, hãy phân tích, đánh giá từng cá nhân để tìm ra điểm mạnh rồi khai thác vào đó, vừa đem lại lợi ích cho công ty, vừa giúp xác định mục tiêu cho nhân viên.
Sẽ cực kì tuyệt vời nếu bạn giao đúng việc, đúng năng lực cho nhân viên, nhân viên cũng sẽ tập trung và nâng cao năng suất làm việc hơn.
8. Kỹ năng đọc vị tâm lý
Tại sao phải đọc vị tâm lý? vì chỉ có thấu hiểu tâm lý, suy nghĩ của từng cá nhân thông qua hành động, cử chỉ, lời nói thì mới nắm bắt được hành động, từ đó cân đối, điều chỉnh sao cho hợp lý.
Ngoài ra, khi các nhà quản trị nhân sự thấu hiểu được tâm lý nhân viên, khách hàng cũng sẽ gia tăng kết nối, tăng khả năng truyền đạt, tiết kiệm thời gian trong công việc và tránh bị tình trạng nhân viên “nhảy việc”.
9. Luôn luôn học hỏi
Không ngừng cố gắng học hỏi là tôn chỉ của những người thành công, không ngừng nỗ lực, không ngừng phát triển bản thân. Để có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Vì vậy, muốn trở thành một người quản trị nhân sự tốt, giỏi, ngày càng thăng tiến thì phải học hỏi không ngừng.
Học hỏi cả về kỹ năng cả về đời sống, vì xã hội không ngừng biến đổi, nhất là các ngành theo xu hướng, cần cập nhật nhanh chóng thông tin theo từng giờ, từng ngày.
Nếu bạn đang quan tâm đến phần mềm quản lý nhân sự – phần mềm giúp HR quản lý, lưu trữ tốt nhất hiện nay, hãy liên hệ với G-OFFICE để được tư vấn và sử dụng dịch vụ sớm nhất.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Xây dựng quy trình quản trị nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
Các mô hình quản trị nhân sự hiện đại
Kế hoạch nhân sự – chìa khóa thành công của Doanh nghiệp