Categories
Blog
  • Giám đốc nhân sự là người quản lý cấp cao chịu trách nhiệm chính trong việc tuyển dụng, đào tạo và thực hiện các chiến lược liên quan đến vấn đề nhân sự trong một doanh nghiệp. Nếu bạn mong muốn có được công việc này, hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của G-Office nhé! 

1. Giám đốc nhân sự là gì? 

Giám đốc nhân sự (HR Director) là người đứng đầu của phòng hành chính nhân sự, phụ trách công việc điều hành và giám sát những vấn đề liên quan đến con người cũng như bảo đảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chức năng của bộ phận này.

Họ sẽ phối hợp với các CEO (giám đốc điều hành) trong công ty để tham vấn và lên kế hoạch tuyển dụng các nhân sự mới, phù hợp với doanh nghiệp.

Tùy vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà người lãnh đạo bộ phận nhân sự còn được gọi với một chức danh khác là Trưởng phòng nhân sự.

2. Vai trò và nhiệm vụ của giám đốc hành chính nhân sự

Vai trò của một người làm nhân sự cần đảm đảm được hiệu quả trong quy trình vận hành, phối hợp và nhận xét các chương trình và chiến lược quản trị nguồn nhân lực. 

Trưởng phòng nhân sự sẽ cùng với Giám đốc nhân sự cần thực hiện những nhiệm vụ chính sau:

  • Xây dựng kế hoạch, tổ chức, theo dõi và kiểm tra toàn bộ các hoạt động diễn ra trong bộ phận nhân sự
  • Đóng góp cho sự phát triển các mục tiêu đã đề ra và hệ thống hoạt động của phòng nhân sự
  • Quản lý và phát triển các khía cạnh trong quy trình nguồn nhân lực của doanh nghiệp 
  • Xây dựng quy trình tuyển dụng để mang về những ứng viên tài năng nhất, đồng thời duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh để mang đến thành công cho doanh nghiệp. 

Ngày nay, bộ phận nhân sự được mong muốn trở thành đối tác chiến lược nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng các nhà quản lý để vận hành và lãnh đạo doanh nghiệp tốt hơn. Và Giám đốc nhân sự là người đi đầu trong mọi nỗ lực và phấn đấu để thúc đẩy hiệu suất của công ty, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, người xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

3. Mô tả công việc Giám đốc nhân sự trong doanh nghiệp 

Từ những nhiệm vụ nêu trên, chúng ta có một danh sách mô tả công việc tại vị trí này như sau: 


  • Theo dõi và bám sát quy trình tuyển dụng từ việc viết và đăng tin cho đến lên các chiến dịch quảng bá tuyển dụng
  • Lưu trữ và báo cáo hồ sơ nhân sự
  • Thực hiện các khóa học, chương trình đào tạo, huấn luyện và phát triển nguồn nhân lực
  • Hàng năm tiến hành khảo sát mức lương, thưởng
  • Phân tích, cập nhật và phát triển ngân sách tiền lương của doanh nghiệp 
  • Theo dõi những cuộc phỏng vấn xin nghỉ việc
  • Xây dựng và tổ chức các hoạt động giao lưu, gắn kết nhân viên với nhau
  • Tổ chức các cuộc họp nhân viên phòng hành chính nhân sự để trao đổi và đóng góp ý kiến, xây dựng môi trường làm việc hòa đồng, sáng tạo
  • Quản lý, sửa đổi và thực hiện các chính sách lương thưởng, chế độ phúc lợi của doanh nghiệp
  • Đề xuất, cải tiến các quy trình và chính sách hiện hành của công ty 
  • Sửa đổi, phát triển và đề xuất các quy định, chính sách mới trong quy trình quản trị nhân lực

Tại các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, người đứng đầu bộ phận nhân sự có thể phải đảm nhận tất cả những công việc nêu trên. Còn trong các doanh nghiệp lớn, nhiệm vụ của họ sẽ chuyên về quản lý hơn (quản lý lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và các hoạt động đào tạo, huấn luyện và phát triển nguồn nhân lực,…)

4. Tố chất của người làm nhân sự giỏi

to-chat-lam-nhan-su
Một
Giám đốc nhân sự giỏi và chuyên nghiệp sẽ phải có tố chất của một nhà lãnh đạo, có tư duy về chiến lược và ra quyết định kịp thời, giải quyết vấn đề hợp tình hợp lý. Khả năng giao tiếp khéo léo và phẩm chất đạo đức tốt cũng là một tố chất của người làm nhân sự. 

Ngoài ra, vị trí này cũng cần được đào tạo và hướng dẫn bài bản về các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. 

Hầu hết các công ty, doanh nghiệp sẽ yêu cầu bằng cấp cao cho chức vụ này. Ứng viên phải có bằng Cử nhân hoặc Thạc Sĩ và kinh nghiệm 4-5 năm trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, Hành vi tổ chức, Lãnh đạo – Quản lý và Quan hệ lao động. Các doanh nghiệp cũng sẽ ưu tiên hơn cho những ứng viên có nền tảng kiến thức vững chắc về luật lao động, các chính sách nguồn nhân lực. 

Sau đây là một số những tiêu chuẩn để tuyển dụng vị trí Giám đốc nhân sự

  • Kiến thức về cơ sở dữ liệu và hệ thống nhân sự
  • Kỹ năng xây dựng kế hoạch, chiến lược cũng các kỹ năng lãnh đạo 
  • Khả năng thuyết trình và và đàm phán, thương lượng xuất sắc
  • Kinh nghiệm làm việc ở các vị trí chuyên gia nhân sự hoặc CEO
  • Nắm vững các chỉ số về nguồn nhân lực chính
  • Khả năng quản lý và tạo dựng các mối quan hệ giữa các nhân viên ở các phòng ban trong công ty hiệu quả
  • Kiến thức vững chắc liên quan đến luật lao động và các hình thức quản lý nhân sự tốt nhất 

5. Mức lương của một Giám đốc hành chính nhân sự


Theo các thống kê gần đây cho thấy, mức lương trung bình dành cho một Giám đốc nhân sự rơi vào khoảng 30-38 triệu. Tùy thuộc vào năng lực, thâm niên và kinh nghiệm làm việc thì lương HR Director thậm chí có thể lên đến 45-110 triệu đồng.
muc-luong-cua-giam-doc-nhan-su

6. Cơ hội để thăng tiến lên vị trí Giám đốc nhân sự

Nếu được đảm nhận vai trò đầy quyền lực này, bạn sẽ không chỉ có thu nhập cao ngất ngưởng mà còn mang về cho mình những bước tiến đầy ý nghĩa trên con đường sự nghiệp của mình. 
co-hoi-thang-tien-giam-doc-nhan-su

Tuy nhiên, qua bản mô tả công việc của một Giám đốc nhân sự nêu trên thì chắc hẳn không phải ai cũng có đủ tự tin, bản lĩnh và khả năng để giải quyết hết tất cả mọi nhiệm vụ. Nếu muốn thăng tiến lên vị trínày, bạn cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức sâu rộng cũng như sẵn sàng nỗ lực chiến đấu không ngừng nghỉ trong một quãng thời gian dài:

  • Học và lấy được bằng đại học, sau đại học chuyên ngành quản trị nhân sự
  • Tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh nhân sự, các khóa học ngoại ngữ, lấy chứng chỉ
  • Bắt đầu đi lên từ các vị trí nhỏ nhu nhân viên nhân sự, sau đó dần dần thăng tiến lên các vị trí từ leader, phó phòng rồi đến trưởng phòng nhân sự
  • Củng cố và cải thiện thêm các kiến thức về luật lao động. thuế, bảo hiểm,…
  • Xây dựng, mở rộng và phát triển các mối quan hệ trong lĩnh vực hành chính nhân sự mà mình đang hướng tới

Đối với một doanh nghiệp, Giám đốc nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và xây nguồn nhân lực chất lượng. Trách nhiệm của họ không chỉ có tìm kiếm, thu hút và giữ chân nhân tài mà còn là sợi dây kết nối toàn bộ nhân viên trong tổ chức, giúp tạo ra sức mạnh tập thể để doanh nghiệp ngày một phát triển hơn trong tương lai. 

Như vậy, G-Office đã chia sẻ và cung cấp đầy đủ tới các bạn những thông tin và kiến thức cơ bản nhất về vị trí Giám đốc nhân sự từ khái niệm, nhiệm vụ, mô tả công việc cũng như mức lương có thể đạt được thông qua bài viết này.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

TOP 10 phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp 2021

Chức năng, cơ cấu tổ chức và công việc phòng nhân sự

5 Mô hình quản lý nhân sự mà doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Calendar

October 2024
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  

Categories

Recent Comments