Categories
Blog

Để trở thành một Marketer chuyên nghiệp, bạn cần nắm rõ mục tiêu marketing của doanh nghiệp và biết xác định mục tiêu một cách chính xác. G-OFFICE sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.

1. Mục tiêu Marketing là gì?

muc tieu marketing.1

Mục tiêu Marketing là mục tiêu mà cá nhân hay tổ chức đặt ra cho chiến dịch Marketing và muốn hiện thực hóa nó trong một khoảng thời gian nhất định.

Các mục tiêu đó có thể là các nhiệm vụ hay tiêu chuẩn có vai trò đo lường mức độ thành công của quá trình triển khai kế hoạch tiếp thị.

Việc thiết lập các mục tiêu không chỉ dừng lại ở những mong muốn của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào quá trình marketer xác định cách để đạt được mục tiêu đó và lý do phải đạt được nó.

Mục tiêu marketing

Mục tiêu marketing

2. Mục tiêu Marketing của doanh nghiệp có vai trò gì?

Mục tiêu marketing của doanh nghiệp được ví như kim chỉ nam để các công ty xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing đi đúng hướng. 

Hiểu theo một cách khác, kế hoạch marketing sinh ra với mục đích giúp tổ chức đạt được một hay nhiều mục tiêu của marketing đã đề ra. Các hoạt động marketing sẽ trở nên vô nghĩa nếu được triển khai mà không có bất kỳ mục tiêu nào được thiết lập.

Đây chính là động lực thôi thúc những người phụ trách mảng marketing cũng như doanh nghiệp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả trong các khâu nghiên cứu, sản xuất, phát triển, quảng bá và kinh doanh sản phẩm dịch vụ. 

Ngoài ra, các mục tiêu marketing nhỏ góp phần định hướng cho tổ chức trên con đường đạt được mục tiêu lớn hơn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm web giá rẻ

3. Các cách xác định mục tiêu Marketing là gì?

cach xac dinh muc tieu marketing

Dựa trên những nhu cầu khác nhau của từng công ty, mục tiêu Marketing được chia thành 3 loại phổ biến: kinh doanh, tiếp thị và truyền thông. Các doanh nghiệp cũng như nhà marketer có thể dựa vào đó để xác định mục tiêu cho mình.

3.1. Dựa trên loại mục tiêu truyền thông

Sản phẩm được nhiều khách hàng biết đến chính là mong muốn của mọi doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu truyền thông chính là sự lựa chọn phù hợp nếu công ty muốn thu hút đối tượng mua hàng tiềm năng, thay đổi hoặc nâng cao nhận thức của họ đối với hình ảnh thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Để thiết lập mục tiêu marketing này, bạn cần tiến hành đánh giá tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng của doanh nghiệp, các đặc điểm riêng biệt gắn liền với thương hiệu và khả năng tạo ấn tượng cùng tương tác với người dùng.

3.2. Dựa trên loại mục tiêu kinh doanh

Đây là loại mục tiêu của marketing thích hợp với các tổ chức hay cá nhân có nhu cầu thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp vạch ra các bước cần phải làm tiếp theo trong kế hoạch marketing nhằm giải quyết mọi vấn đề công ty đang gặp phải.

Để xác định chính xác mục tiêu kinh doanh, bạn cần đáp ứng một số tiêu chí sau:

  • Doanh số: Sản phẩm bán ra phải đáp ứng chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch.
  • Thị phần: Số lượng hàng hóa mà công ty bán ra phải nhiều hơn đối thủ cạnh tranh nhằm mở rộng thị phần và thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng.
  • Sự tăng trưởng: Bạn có thể hưởng lợi từ việc chú trọng đầu tư vào sự tăng trưởng trong tương lai của tổ chức nhằm kích cầu và giúp thị trường gia tăng kích cỡ.

3.3. Dựa trên loại mục tiêu tiếp thị

Bạn có thể xác định mục tiêu marketing doanh nghiệp của minh theo hướng tiếp thị. Đây là loại mục tiêu nhắm tới sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng khi có sự tác động đến các giá trị dưới đây:

  • Lượng tiêu thụ: Khuyến khích khách hàng tiềm năng tin tưởng và sử dụng sản phẩm dịch vụ để thúc đẩy lượng tiêu thụ cho công ty.
  • Mức độ gia nhập thị trường: Các chiến lược Marketing phải đủ hấp dẫn để thu hút người dùng mới, góp phần giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường dễ dàng hơn.
  • Giá trị sử dụng: Phát triển sản phẩm (bổ sung thêm tính năng mới) để khuyến khích khách hàng trả thêm chi phí cho giá trị mà nó mang lại.
  • Mức độ trung thành: Áp dụng chương trình giảm giá hoặc tạo ra những thế mạnh của riêng sản phẩm để thuyết phục người dùng mua hàng và trung thành với thương hiệu.

4. 3 mục tiêu Marketing phổ biến 

3 muc tieu marketing pho bien

4.1. Thúc đẩy doanh số bán hàng

Tăng trưởng kinh doanh chính là mục tiêu quan trọng của mọi tổ chức marketing vì lợi nhuận. 

Với mục tiêu marketing này, doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu với số liệu càng cụ thể càng tốt. Việc cụ thể hóa mục tiêu sẽ giúp công ty xác định các hoạt động trong chiến dịch marketing dễ dàng và chính xác hơn.

4.2. Nâng cao nhận thức về giá trị sản phẩm của khách hàng

Nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm chính là mục tiêu của marketing tiếp theo mà bất kỳ tổ chức nào cũng nên cân nhắc. Sản phẩm có thể đã tồn tại trên thị trường một thời gian nhưng chưa phổ biến hoặc mới được ra mắt và cần quảng bá để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

Mục tiêu này giúp khách hàng có nhận thức đúng đắn về giá trị mà sản phẩm dịch vụ đem lại, từ đó sự tin tưởng của họ với thương hiệu được hình thành và tỉ lệ mua hàng cũng gia tăng.

4.3. Xây dựng và củng cố vị trí thương hiệu trong thị trường

Doanh nghiệp mới gia nhập thị trường sẽ rất khó được khách hàng quan tâm bởi thị trường ngày một đông đúc và nhộn nhịp. Mục tiêu marketing phù hợp với các tổ chức sở hữu ít sự nhận thức từ cộng động đó là nằm trong top 3 thương hiệu được người dùng tin tưởng hàng đầu trong thị trường.

Để đạt được mục tiêu này, công ty có thể sử dụng nhiều phương thức marketing đa dạng như chạy quảng cáo ở những nơi mà khách hàng tiềm năng thường xuyên đến hay những trang mạng xã hội mà họ hay hoạt động.

Mục tiêu marketing

Mục tiêu marketing

5. Ví dụ của từng loại mục tiêu của Marketing 

5.1. Nhóm mục tiêu xây dựng giá trị và cung cấp cho khách hàng

  • Mục tiêu đáp ứng mong muốn của khách hàng

Ví dụ:

  • Mục tiêu tạo ra sản phẩm mới với những tính năng vượt trội nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng
  • Mục tiêu nắm bắt nhu cầu thầm kín và thay đổi trong hành vi của người dùng
  • Mục tiêu tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu hay linh kiện phù hợp để đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm 
  • Mục tiêu tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu

Ví dụ:

  • Mục tiêu mở rộng tệp khách hàng tiềm năng trong khu vực
  • Mục tiêu xác định các kênh phân phối phù hợp để khách hàng tiếp cận sản phẩm dịch vụ dễ dàng hơn
  • Mục tiêu phát triển quy mô phân phối sang các khu vực xung quanh 
  • Mục tiêu thiết lập mối quan hệ với người mua hàng

Ví dụ:

  • Mục tiêu phân loại khách hàng để công ty có thể khai thác tiềm năng về lợi nhuận một cách tối đa
  • Mục tiêu chăm sóc hậu mãi cho khách hàng để đảm bảo trải nghiệm sản phẩm tốt nhất
  • Mục tiêu đồng hàng với khách hàng xuyên suốt quá trình từ tư vấn, mua hàng và sử dụng sản phẩm dịch vụ

5.2. Nhóm mục tiêu quảng bá thương hiệu

  • Mục tiêu truyền tải thông điệp tới khách hàng

Ví dụ:

  • Mục tiêu giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ mới tới người tiêu dùng
  • Mục tiêu thông báo về chương trình khuyến mãi tới khách hàng
  • Mục tiêu truyền tải thông điệp về tính năng cũng như lợi ích mà sản phẩm dịch vụ mang lại cho người dùng
  • Mục tiêu định vị thương hiệu

Ví dụ:

  • Mục tiêu gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng
  • Mục tiêu xây dựng những giá trị gắn liền với hình ảnh của công ty
  • Mục tiêu nâng cao uy tín thương hiệu qua các chương trình gây quỹ từ thiện hay tài trợ do doanh nghiệp tổ chức
  • Mục tiêu thuyết phục đối tượng khách hàng tiềm năng

Ví dụ:

  • Mục tiêu thuyết phục người dùng trải nghiệm sản phẩm dịch vụ mới
  • Mục tiêu thuyết phục khách hàng tham gia sự kiện hay hội thảo của công ty
  • Mục tiêu thuyết phục người dùng cài ứng dụng mới trên điện thoại
  • Mục tiêu gợi khách hàng nhớ về thương hiệu

Ví dụ:

  • Mục tiêu gợi nhớ khách hàng về sự tồn tại của sản phẩm dịch vụ hay chương trình của doanh nghiệp
  • Mục tiêu gợi nhớ khách hàng về các buổi tái khám (ngành y tế)
  • Mục tiêu gợi nhớ khách hàng về lịch gia hạn dịch vụ

5.3. Nhóm mục tiêu quản trị của marketing

  • Mục tiêu tăng mức lợi nhuận 

Ví dụ:

  • Mục tiêu giảm chi phí dùng cho khâu sản xuất xuống mức tối thiểu
  • Mục tiêu giảm chi phí tiếp thị xuống mức tối thiểu
  • Mục tiêu giảm chi phí vận chuyển sản phẩm xuống mức tối thiểu
  • Mục tiêu gia tăng hiệu quả tiếp thị

Ví dụ:

  • Mục tiêu lựa chọn công cụ marketing phù hợp chiến dịch 
  • Mục tiêu lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp để tiếp cận đối tượng mục tiêu
  • Mục tiêu gia tăng chất lượng content marketing 

6. Hướng dẫn cách đặt mục tiêu của Marketing theo 5 tiêu chí trong khung SMART 

huong dan cach dat muc tieu marketing

Mục tiêu Marketing có thể được thiết lập dựa trên 5 tiêu chí của khung SMART bao gồm: Specific (cụ thể), Measurable (có thể đo lường), Attainable (có thể đạt được), Relevant (phù hợp) và Time-bound (giới hạn thời gian).

6.1. Tiêu chí Cụ thể (Specific)

Doanh nghiệp và các nhà marketer cần xác định những số liệu mà mình muốn cải thiện một cách cụ thể như lượng khách hàng truy cập vào website, lượng khách hàng cho hàng vào giỏ hay lượng khách hàng trung thành với thương hiệu.

Nguồn nhân lực trong công ty cũng cần xác định các nhiệm vụ mà từng thành viên đảm nhận để xây dựng và đề xuất bản kế hoạch hoạt động cụ thể.

6.2. Tiêu chí Có thể đo lường (Measurable)

Mục tiêu marketing có thể định lượng chính là điều kiện bắt buộc để tổ chức có thể đánh giá được tiến độ cũng như hiệu quả hoạt động của chiến dịch và hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên.

Đơn vị đo lường hiệu quả với những con số cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tổng kết các số liệu liên quan đến kế hoạch một cách chính xác. Bạn không nên ước lượng hay dùng các biểu thức thay thế bởi điều đó sẽ làm giảm sự chính xác của kết quả đánh giá.

6.3. Tiêu chí Có thể đạt được (Attainable)

Tiêu chí có thể đạt được hay còn gọi là tính thực thi của mục tiêu cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hoàn thiện việc xây dựng mục tiêu Marketing. 

Các mục tiêu đề ra phải nằm trong khả năng của người thực hiện và chúng có thể đưa ra giải pháp đối với những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải.

6.4. Tiêu chí Phù hợp (Relevant)

Mục tiêu marketing doanh nghiệp đặt ra trong kế hoạch tiếp thị sản phẩm cần được thiết lập căn cứ vào thực tế và xu hướng của thị trường. 

Yếu tố này đòi hỏi người xác định mục tiêu phải nhạy bén và nắm bắt được mọi thông tin của thị trường, đồng thời, thấu hiểu doanh nghiệp thì mới có khả năng mang lại cho doanh nghiệp lợi ích.

6.5. Tiêu chí Giới hạn thời gian (Time-bound)

Khi được thiết lập giới hạn về thời gian, mục tiêu của marketing sẽ tạo ra động lực hoặc áp lực thúc đẩy nhân viên nhanh chóng hoàn thành nó. 

Điều này giúp công ty có thể dễ dàng kiểm soát tiến độ công việc, đạt được những sự nhất quán trong việc quản lý chiến dịch, tối ưu về thời gian và đạt được những thành công về lâu dài trong tương lai.

7. Minh họa thực tế về mục tiêu Marketing theo khung tiêu chí SMART

Minh họa về mục tiêu tăng 40% lượt truy cập và mua hàng trên website

Mục tiêu SMART: Trong 3 tháng (10, 11, 12/2021), số lượng người truy cập và đăng ký mua hàng trên website phải tăng 40% so với quý trước đó thông qua việc đầu tư xây dựng nội dung tiếp thị chất lượng và chú trọng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

  • Specific: Tăng 40% lượt truy cập và mua hàng trên website.
  • Measurable: Nhà quản trị marketing đo lường tiến trình của chiến dịch tiếp thị dựa vào dữ liệu được cung cấp từ những báo cáo hàng tuần. Kết quả này sẽ giúp công ty xác định khả năng có thể đạt được mục tiêu tăng 40% lượng người truy cập và mua hàng trên website.
  • Attainable: Kết quả của việc đầu tư vào chất lượng nội dung và SEO website được đo lường vào 2 tháng trước cho thấy có sự gia tăng 30% trong lượng khách hàng truy cập và đăng ký mua hàng trên trang web. Căn cứ vào đó, tổ chức tin rằng mục tiêu marketing tăng 40% là có thể đạt được đối với những chiến dịch tiếp thị mà doanh nghiệp chuẩn bị triển khai trong 3 tháng tới.
  • Relevant: Số lượng người truy cập và mua hàng thông qua website sẽ tăng trưởng nhanh chóng nhờ chất lượng nội dung được chú trọng và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho trang web. Nhờ vậy mà doanh thu được đẩy mạnh, công ty phát triển theo đúng quy trình và mục tiêu đã đặt ra.
  • Time-bound: Trong 3 tháng, chiến dịch cần được thực hiện và đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Thời gian hoàn thành công việc là trước ngày 31/12/2021.

8. Lời kết

Bài viết mà G-OFFICE đã chia sẻ cho bạn những nội dung hữu ích liên quan đến mục tiêu marketing như khái niệm, các xác định và cách đặt mục tiêu theo các tiêu chí SMART. Với những kiến thức này, hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công trong việc đặt mục tiêu cho chiến lược Marketing của mình.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Calendar

September 2024
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  

Categories

Recent Comments